Hiện Cục sở hữu trí tuệ (SHTT) đang cùng WIPO triển khai Dự án khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một hệ sinh thái SHTT, xây dựng một mạng lưới các tổ chức SHTT của các viện/trường. Để làm được điều này, trước tiên các viện/trường phải xây dựng được một tổ chức có chuyên môn, có chức năng riêng biệt về SHTT và chuyển giao công nghệ.

Cần một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ

Thu Anh | 07/12/2018, 14:56

Hiện Cục sở hữu trí tuệ (SHTT) đang cùng WIPO triển khai Dự án khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra một hệ sinh thái SHTT, xây dựng một mạng lưới các tổ chức SHTT của các viện/trường. Để làm được điều này, trước tiên các viện/trường phải xây dựng được một tổ chức có chuyên môn, có chức năng riêng biệt về SHTT và chuyển giao công nghệ.

Theo thông tin từ Bộ KH&CN, tại hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học”, ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KH&CN) cho biết giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình.

Ông Sơn cũng cho rằng việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Tại Việt Nam, trước đây tình trạng đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các Viện, trường còn chiếm tỷ lệ thấp so với kết quả nghiên cứu của nhà khoa học. Ví dụ năm 2015, số lượng đăng ký sáng chế của các viện/trường chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam. Nhưng đến năm 2017, số lượngnàytăng lên trên 30%. Sự gia tăng cho thấy nhận thức của các Viện, trường được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế trong hoạt động của các viện/trường.

Hạn chế đầu tiên có thể thấy, phần lớn các Viện, trường chưa có một chính sách riêng về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường. Một số trường có chính sách phân định về quyền sở hữu để phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa.Tuy nhiên, phần nhiều các trường là chưa có.

Thứ 2, mặc dù nhận thức về SHTT trong các Viện, trường 2 năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt,nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Đặc biệt, các nhà khoa học chưa đánh giá đúng về khả năng bảo hộ sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu nên chưa tiến hành đăng ký.

Nguyên nhân thứ 3 là do các Viện, trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, chưa có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp về SHTT trong các Viện, trường.

Ngoài ra, việc khai thác thông tin sáng chế của các Viện, trường không được chú trọng, gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, đôi khi các nghiên cứu bị trùng lặp với giải pháp có sẵn trên thế giới nên không hoạch định được chiến lược nghiên cứu hiệu quả và dài hạn. Bên cạnh đó, đa phần các nhà khoa học cũng không nhận thức được cần phải tiến hành, đồng thời đẩy mạnh công bố các bài báo khoa học, song song với đó là bảo hộ các sản phẩm khoa học của mình.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ