Theo tính toán của Chris Smith, nghiên cứu viên cao cấp về khoa học khí hậu (Đại học Leeds và Robin Lamboll), nghiên cứu viên về khoa học khí quyển (Đại học Hoàng gia London) mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, "ngân sách carbon" của loài người cạn nhanh hơn chúng ta tưởng.

Càng lạm dụng thiết bị làm mát, con người càng đẩy Trái đất ra mép vực

Anh Tú | 05/11/2023, 08:35

Theo tính toán của Chris Smith, nghiên cứu viên cao cấp về khoa học khí hậu (Đại học Leeds và Robin Lamboll), nghiên cứu viên về khoa học khí quyển (Đại học Hoàng gia London) mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, "ngân sách carbon" của loài người cạn nhanh hơn chúng ta tưởng.

Nếu nhân loại muốn có cơ hội 50-50 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C (so với tiền công nghiệp), thì chỉ được phép thải ra thêm 250 gigaton (tỉ tấn) CO2. Điều này đồng nghĩa việc thế giới phải đạt mức phát khí thải carbon dioxit ròng bằng 0 ngay trong 6 năm tới.

Thực vậy, mức phát thải toàn cầu hiện nay là 40 gigaton CO₂ mỗi năm. Và, vì con số này được tính từ đầu năm 2023, nên thời hạn thực tế có thể chỉ còn hơn 5 năm.

Ước tính này phù hợp với đánh giá do 50 nhà khoa học khí hậu hàng đầu công bố vào tháng 6 vừa qua và cập nhật dữ liệu khí hậu mới với nhiều số liệu quan trọng được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) báo cáo vào tháng 8.2021.

Lượng CO2 vẫn có thể được thải ra trong khi vẫn kiểm soát mức độ nóng lên của Trái đất, được gọi là "ngân sách carbon". Phương trình ngân sách carbon có ý nghĩa khi sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng theo kiểu tuyến tính với tổng lượng CO2 mà con người đã thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp.

Theo cách hiểu của phương trình này, sự nóng lên sẽ dừng lại khi lượng khí thải CO2 dừng lại hay nói cách khác là mức CO2 thải ròng bằng 0. Điều này giải thích tại sao khí thải ròng bằng 0 lại là một cột mốc quan trọng đến vậy và tại sao rất nhiều quốc gia, thành phố và công ty đã áp dụng mục tiêu số 0 khí thải ròng.

Nhóm 2 nhà nghiên cứu người Anh đã điều chỉnh ngân sách carbon còn lại xuống còn một nửa từ mức 500 gigaton mà IPCC báo cáo từ đầu năm 2020. Một số sửa đổi này chỉ đơn thuần là tính thời gian: sau 3 năm và 120 gigaton CO₂ được phát thải. Nhưng như vậy thì ngân sách phải còn 380 gigaton chứ sao lại là 250 gigaton. Chính những thay đổi đối với phương pháp tính toán điều chỉnh đã làm giảm ngân sách carbon còn lại hơn nữa.

Khí C02 không phải thủ phạm duy nhất

Vì sao lại điều chỉnh? Ngoài khí CO2, loài người còn thải ra các loại khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí khác góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, hai nhà nghiên cứu đã điều chỉnh ngân sách để tính đến hiện tượng nóng lên dự kiến do các chất ô nhiễm khác không phải CO2 gây ra. Để làm điều này, họ đã sử dụng một cơ sở dữ liệu lớn về các kịch bản phát thải trong tương lai để xác định mức độ liên quan của sự nóng lên không do CO2.

dieuhoa.jpg
Càng nóng, người ta càng dùng thiết bị làm mát và càng làm Trái đất nóng hơn

Trái đất càng nóng thì con người càng lạm dụng các thiết bị làm mát, điều đó càng thải ra những khí hỗ trợ quá trình làm mát nhưng gây ô nhiễm không khí, bên cạnh khí thải ô tô và lò đốt ngày càng tăng. Ngay cả trong các kịch bản mà lượng khí thải CO2 tăng lên, các nhà khoa học vẫn mong đợi các nước cho ra đời luật chất lượng không khí chặt chẽ hơn và quá trình đốt cháy sạch hơn.

Trong báo cáo gần đây nhất, IPCC đã cập nhật ước tính tốt nhất về mức độ ô nhiễm không khí do khí thải từ các thiết bị làm mát. Do đó, nhóm nghiên cứu tính toán rằng tình trạng ô nhiễm không khí giảm trong tương lai sẽ góp phần gây ra hiện tượng nóng lên nhiều hơn so với đánh giá trước đây. Điều này làm giảm ngân sách còn lại khoảng 110 gigaton nữa.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn cập nhật thêm tham số từ các dự báo về hiện tượng tan băng vốn không được đưa vào các ước tính trước đó. Băng tan sẽ càng khiến hiện tượng Trái đất nóng lên bị thúc đẩy và ngân sách carbon càng vơi thêm. Vậy ngân sách 500 gigaton của 3 năm trước sau khi trừ 120 gigaton đã xài, 110 triệu gigaton từ khí thải không không phải CO2 và khoảng 20 gigaton từ các yếu tố khác, thì đến đầu 2023 chỉ còn 250 gigaton.

Muộn còn hơn không

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là nhiều khía cạnh trong ước tính ngân sách carbon mới là sự bất ổn khó kiểm soát. Sự cân bằng của các chất gây ô nhiễm không phải CO2 trong các kịch bản phát thải trong tương lai có thể ảnh hưởng đến lượng carbon còn lại. Nói cách khác, khi hạn chế khí thải này thì sẽ làm tăng nhu cầu thải một loại khí khác.

Chúng ta cũng không biết chắc chắn liệu hành tinh này có thực sự ngừng nóng lên khi lượng khí thải CO2 ròng bằng 0 hay tiếp tục tăng theo quán tính. Bằng chứng từ các mô phỏng khí hậu có xu hướng cho thấy điều đó sẽ xảy ra, nhưng một số mô phỏng lại cho thấy sự nóng lên vẫn tiếp tục trong nhiều thập niên sau khi đạt mức 0. Nếu tình trạng nóng lên hơn nữa sau số 0 ròng xảy ra, ngân sách carbon sẽ cần phải giảm thêm nữa.

Những yếu tố khó lường là lý do tại sao nhóm nghiên cứu chỉ dám đưa ra tỷ lệ 50/50 chứ không phải là chắc chắn 100% trong việc hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C ở ngân sách CO2 là 250 gigaton.

Một ước tính có xác suất cơ hội cao hơn (2/3) để duy trì nhiệt độ dưới 1,5°C là chỉ tính ngân sách carbon còn lại là 60 gigaton - hoặc lượng phát thải hiện tại trong một năm rưỡi.

Thời gian không còn nhiều để hạn chế mức nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp. Mặc dù chúng ta đã điều chỉnh ngân sách carbon còn lại nhưng thông điệp từ các đánh giá trước đó vẫn không thay đổi: cần giảm lượng phát thải khí nhà kính càng nhiều càng sớm để ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Có vẻ chúng ta có quá ít khả năng hạn chế Trái đất nóng lên ở mức 1,5°C, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ hy vọng. Nếu các chính sách khí hậu hiện tại được các nước thực hiện đầy đủ, điều này có thể đủ để giữ mức tăng nhiệt độ dưới 2°C.

Với hành động hiệu quả về lượng khí thải, chúng ta vẫn có thể hạn chế sự nóng lên tối đa ở mức 1,6°C hoặc 1,7°C, nhằm đưa mức tăng nhiệt độ trở lại dưới 1,5°C trong thời gian xa hơn. Đây là mục tiêu đáng để theo đuổi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Càng lạm dụng thiết bị làm mát, con người càng đẩy Trái đất ra mép vực