Căng thẳng mang lại thành công cho trẻ em, ngược lại với nhiều người cho rằng căng thẳng sẽ gây ra các bệnh tổn thương cho trẻ em, nhưng các nhà khoa học vừa chỉ ra rằng trạng thái căng thẳng là dấu hiệu tích cực mang lại thành công.

Căng thẳng mang lại thành công cho trẻ em

Một Thế Giới | 03/04/2015, 11:55

Căng thẳng mang lại thành công cho trẻ em, ngược lại với nhiều người cho rằng căng thẳng sẽ gây ra các bệnh tổn thương cho trẻ em, nhưng các nhà khoa học vừa chỉ ra rằng trạng thái căng thẳng là dấu hiệu tích cực mang lại thành công.

Căng thẳng mang lại thành công cho trẻ em. Khi đối mặt với tình huống căng thẳng, cơ thể người xảy ra các phản ứng như tim đập mạnh, căng cơ, đổ mồ hôi hột. Nhiều người cho rằng loại phản ứng này sẽ gây ra sự tổn thương cho trẻ em. Khi sự căng thẳng lo lắng trở nên áp đảo, các bé dễ rơi vào tình trạng bỏ học hoặc xa lánh bạn bè. Thậm chí, sự lo lắng có thể trở thành một căn bệnh thể chất.
Các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra một số thủ thuật giúp các bé kiểm soát cảm xúc lo lắng. Thậm chí, một số nghiên cứu mới đây cho thấy trạng thái căng thẳng có thể được cắt giảm và thúc đẩy chúng ta vượt qua thử thách, đạt được thành công.
Cang thang mang lai thanh cong cho tre em-hinh-anh-1
 Ảnh minh họa: Trẻ em dễ bị lo lắng căng thẳng do áp lực học tập
Cảm giác lo lắng thường có liên quan đến sự sợ hãi khi phải đối mặt với nguy hiểm. Debra Hope, nhà tâm lý học của Đại học Nebraska ở Lincoln, cho biết những thông tin nhận được từ 5 giác quan hoặc từ trí tưởng tượng cũng có khả năng kích thích nỗi sợ. Hope cho rằng, bất kể là sợ hãi hay lo lắng đều gây ra cảm giác đau bụng, chân tay bủn rủn, thậm chí là mất khả năng kiểm soát cơ thế.
Nỗi sự bắt nguồn từ thời nguyên thủy nhất, khi tổ tiên loài người phải đối mặt với những tiếng sột soạt phát ra trong bụi rậm của loài dã thú. Khi bộ não phát hiện ra nguy hiểm, trong cơ thể lập tức diễn ra hàng loạt các phản ứng hóa học. Những tế bào thần kinh bắt đầu phát tín hiệu và não sản sinh ra một loại hormone giúp cơ thể sẵn sàng chiến đấu hoặc trốn chạy. 
Ngoài ra, cơ thể cũng sản sinh phản ứng sinh học giúp vận hành các cơ quan trong cơ thể, duy trì khả năng chiến đấu. Đây là mục đích tiến hóa của phản ứng căng thẳng. Đôi khi chúng ta không biết những đe dọa đó là có thật hay không, nhưng nhờ những phản ứng này tổ tiên chúng ta đã phòng tránh được nguy hiểm và tiến hóa đến nay.
 Đối với trẻ em, có 3 loại rối loạn xảy ra khi lo lắng bao gồm: lo lắng cách ly, lo lắng xã hội và rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD. Hiện tượng lo lắng cách ly xảy ra thường xuyên nhất đối với trẻ em ở độ tuổi tiểu học, khi các bé phải cách xa cha mẹ để bước vào trường lớp. Đến độ tuổi trung học, các em sẽ đối mặt với hiện tượng lo lắng xã hội, điều này xuất hiện khi các em phải cư xử đúng cách, làm điều tốt, ăn mặc đúng cách
Hiện tượng OCD xảy ra khi một người bị ám ảnh bởi sự lo lắng và có hành vi cố gắng thoát khỏi những ám ảnh đó. Ví dụ như một người phải rửa tay đến 5 phút sau khi chạm vào thứ gì đó, có khả năng người này mắc chúng OCD.
Lynn Miller, chuyên gia tâm lý học của trường Đại học Bristish Columbia ở Vancouver (Canada) cho biết có khoảng 10-12% trẻ em mắc phải hội chứng lo lắng. Đáng ngạc nhiên là đa số những đứa trẻ bị hội chứng lo lắng đều là những đứa trẻ ngoan, chúng không muốn chia sẻ lo lắng cho người khác. Những đứa trẻ này thường có chỉ số thông minh cao hơn bình thường, chúng cũng có tư duy dự đoán tương lai và tập trung vào mục tiêu rất cao. 
Chuyên gia Miller đã giúp những đứa trẻ tập kiểm soát sự lo lắng bằng cách hít thở sâu và thư giản cơ bắp. Việc hít thở sâu giúp khôi phục oxy lên não và cho phép bộ não điều khiển các dây thần kinh, giải phóng phản ứng căng thẳng. Đồng thời thư giãn cơ bắp giúp ngăn ngừa chứng chuột rút, đau đầu và đau bụng.
Ngoài ra, tìm hiểu nguồn gốc của nỗi sợ để thay đổi suy nghĩ tiêu cực về chúng. Miller cho rằng nên tập cho trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi một cách từ từ. Ví dụ bệnh sợ nói trước đám đông, có thể chữa trị bằng cách tập nói trước gương một mình, sau đó là nói chuyện với một con thú cưng trong nhà, rồi từ từ nói chuyện với các thành viên trong gia đình. Dần dần, những suy nghĩ sợ hãi sẽ được tiêu biến khi bộ não không còn cảm nhận thấy sự nguy hiểm.
Chuyên gia tâm lý Alia Crum của Đại học Stanford ở Palo Alto cho biết, phân lớn mọi người cho rằng căng thẳng là không tốt cho sức khỏe bởi vì nó gây ra các phản ứng như cao huyết áp, trầm cảm. Tuy nhiên, căng thẳng chưa hẳn đã là xấu. Chuyên gia Crum cho rằng sự căng thẳng cũng đem lại những lợi ích. Nó giúp ta tập trung cao hơn, tăng sự bền bỉ, đối mặt với những tình huống đe dọa tính mang, người ta dễ phát động năng lượng tiềm tàng để bảo vệ cơ thể. 
Aia Crum tiến hành một cuộc thí nghiệm tâm lý đối với các học sinh. Cô kiểm tra mức độ căng thẳng thông qua việc đo lường hàm lượng hormone cortisol có trong nước bọt của học sinh. Sau đó cô cho các học sinh thực hành một buổi thuyết trình. Kết quả cho thấy những học sinh từng đối mặt với sự căng thẳng và có chuẩn bị trước đó thì có thành tích cao hơn cả. Điều này đã chứng tỏ căng thẳng có thể dẫn đến nâng cao khả năng làm việc của bộ não.
Có thể thấy, trạng thái căng thẳng cũng là 1 biểu hiện tốt giúp chúng ta chạm đến thành công. Điều quan trọng là nắm bắt được nguyên nhân căng thẳng và có biện pháp chuẩn bị tốt.
Tiểu Vi (Theo Student)
Bài liên quan
Cái chết bí ẩn của giáo sĩ Israel ở UAE: Mắt xích nguy hiểm trong căng thẳng khu vực Trung Đông
Cái chết của giáo sĩ Zvi Kogan - một nhân vật nổi bật trong cộng đồng Do Thái tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) -  đã làm dấy lên nhiều lo ngại về an ninh và ổn định khu vực Trung Đông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng mang lại thành công cho trẻ em