Theo Reuters, cảnh sát đã bắn đạn hạt tiêu vào những người biểu tình ở Hồng Kông hôm 6.9. Sự việc xảy ra sau khi hàng trăm người xuống đường biểu tình phản đối việc hoãn bầu cử lập pháp và luật an ninh quốc gia mới do Trung Quốc áp đặt.
Tháng 7.2020, Trưởng đặc khu Hồng Kông - Lâm Trịnh Nguyệt Ngađã hoãn cuộc bầu cử cho các ghế trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào ngày 6.9.2020 đến 1năm vì sự gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19 nơi đây.
Động thái này giáng đòn mạnh vào phe đối lập ủng hộ dân chủ, những người hy vọng sẽ giành được đa số ghếtrong Hội đồng Lập pháp, nơi chỉ có một nửa số ghế được bầu trực tiếp và nửa còn lại là thành viên được bổ nhiệm - những người chủ yếu ủng hộ Bắc Kinh.
“Hôm nay được cho là ngày bỏ phiếu của chúng ta. Chúng ta cần phải kháng cự để giành lại quyền bỏ phiếu của mình”, một phụ nữ 70 tuổi họ Wong nói khi tuần hành với những người biểu tình khác.
Nếu diễn ra hôm nay, đây làcuộc bỏ phiếu chính thức đầu tiên của Hồng Kông kể từ khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh mới vào cuối tháng 6.2020. Chính quyền Hồng Kông khẳng định không có động cơ chính trị đằng sau sự chậm trễ này.
Hàng ngàn cảnh sát đã được triển khaiđến bán đảo Cửu Long (một trong ba khu vực lớn nhất của Hong Kong) khi những người biểu tình vẫy biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu chống chính quyền phổ biến như “Giải phóng Hồng Kông”. Các khẩu hiệu này hiện bị cấm theo luật an ninh mới.
Trong một thông báo trên trang Facebook của mình, cảnh sát Hồng Kông cho biết đã bắt giữ ít nhất 90 người, chủ yếu vì tụ tập bất hợp pháp. Hai nhà hoạt động nổi tiếng bị bắt trong cuộc biểu tình là Trần Hạo Hoàn (phó chủ tịch Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền) và nhà cựu lập pháp Leung Kwok-hung. Đây là thông tin từ bài đăng trên trang Facebook của Trần Hạo Hoàn.
Các cuộc biểu tình chống chính quyền đã giảm trong năm nay chủ yếu do các giới hạn về tụ tập nhóm, được áp đặt để chống lại sự lây lan của coronavirus và luật an ninh trừng phạt các hành động mà Trung Quốc coi là lật đổ, ly khai, khủng bố hoặc thông đồng với các lực lượng nước ngoài.
Nhiều người chỉ trích rằng luật này nhằm dập tắt bất đồng chính kiến ở Hồng Kông, trong khi những người ủng hộ nói rằng nó sẽ mang lại sự ổn định hơn sau một năm bất ổn thường xuyên bạo lực chống chính quyền và Trung Quốc.
Trong khi hầu hết người tham gia cuộc biểu tình đã mất đi động lực của mình, xu hướng chống chính quyền và Bắc Kinh vẫn tồn tại. Ngày 27.8, Trung Quốc đề nghị xét nghiệm COVID-19 cho mọi người ở Hồng Kông vào hôm 1.9. Thế nhưng, người Hồng Kông kêu gọi tẩy chay hoạt động này vì không tin tưởng chính quyền Bắc Kinh. Một số nhà hoạt động dân chủ thậm chí cho rằng DNA của mọi người sẽ được thu thập và lạm dụng dưới vỏ bọc của xét nghiệm COVID-19. Tuy vậy, chính quyền Hồng Kông đã bác bỏ thông tin này và nói rằng sẽ không có mẫu DNA nào được đưa ra khỏi thành phố.
Các nhà chức trách đã viện dẫn những lo ngại về coronavirus để hạn chế các cuộc tụ tập, hiện chỉ giới hạn ở hai người, và cảnh sát đã từ chối đơn đăng ký biểu tình trong những tháng gần đây.
Hồng Kông thông báo có khoảng 4.800 ca mắc COVID-19 mới kể từ tháng 1.2020, thấp hơn nhiều so với các thành phố lớn khác trên thế giới. Số lượng ca nhiễm mới hàng ngày đã giảm đáng kể từ ba con số trong tháng 7 xuống còn một con số hiện tại.
Xem thêm:Nhà hàng Trung Quốc khốn đốn vì chiến dịch ‘vét sạch bát đĩa’ của Chủ tịch Tập Cận Bình
Trung Quốc: Người từ Mỹ phải có kết quả âm tính với COVID-19 mới được lên máy bay
Nghiên cứu COVID-19 và tình dục, tiến sĩ khuyên đeo khẩu trang khi quan hệ với tình mới
Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19
'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'
Nhật Bản xem xét tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí cho mọi người dân
Con trai Tổng thống Trump: Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ TikTok làm hại con bạn
Chính quyền Trump xem xét đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen
‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều công ty ở Ấn Độ trả giá, cơ hội lớn cho Mỹ
Trung Quốc mong Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm ứng dụng, quay lại hợp tác đôi bên cùng có lợi
Nhật trả tiền cho công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ sau Việt Nam
Nhân Hoàng