Chiều 17.1, bác sĩ Trần Minh Thành - Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nghi do uống trà sữa.

Cấp cứu một thiếu nữ nghi ngộ độc trà sữa

1 | 18/01/2018, 07:53

Chiều 17.1, bác sĩ Trần Minh Thành - Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm nghi do uống trà sữa.

Bệnh nhân Trần Tú Uyên (sinh năm 2004, ở xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) nhập viện vào sáng 16.1 trong tình trạng bị đau bụng dữ dội, kèm nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, sốt cao. Nhận định đây là một ca ngộ độc rất nặng, các bác sĩ đã tiến hành chăm sóc, hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Kết quả các xét nghiệm phát hiện bệnh nhân bị suy thận, suy gan, suy đa tạng, rối loạn đông cầm máu, nhiễm trùng tiêu hóa nặng.

Hiện tại bệnh nhân tiên lượng rất xấu, không thở được, phải hỗ trợ thở máy và đang được tiến hành lọc máu liên tục để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Bác sĩ Thành nhận định, bệnh nhân bị ngộ độc có thể do hạt chân châu có trong trà sữa. Bởi theo lời của người nhà, sau khi bệnh nhân uống trà sữa thì xuất hiện tình trạng nôn ói có lẫn các hạt màu xanh nghi là trân châu. Ở Đài Loan đã ghi nhận trường hợp ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa, kết quả chụp phim hạt trân châu do bệnh nhân ói ra được xác định làm từ nhựa lốp xe hoặc đế giày.

Theo bà Trần Thị Linh - mẹ của bệnh nhân cho biết, cháu Uyên có dấu hiệu nôn ói từ chiều 11.1, sau khi uống trà sữa ở khu vực gần nhà. Gia đình có đưa em đến một số phòng khám tư và phòng khám đa khoa khu vực để điều trị nhưng tình trạng nôn ói vẫn không hết. Ngày 15.1, em Uyên, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa huyện Cam Lâm, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh. "Trước giờ sức khỏe cháu bình thường, chưa bị ngộ độc thực phẩm lần nào. Lúc cháu ói ra có nhiều hạt màu xanh giống ống nhựa bơm nước" - bà Linh nói.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, một trong những nguyên nhân khiến diễn tiến bệnh của em Trần Tú Uyên nặng là do người nhà không sớm đưa em đến cơ sở y tế uy tín, mà để điều trị ở các phòng khám tư, không có đủ thiết bị, máy móc. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, hiện nay hạt trà sữa rất khó xác định được làm bằng chất gì. Phụ huynh và các bạn trẻ nên hạn chế uống vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là đối với những loại trà sữa không rõ nguồn gốc. Nếu gặp những những trường hợp như trên, người nhà nên sớm đưa bệnh nhân vào các bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị y tế để được điều trị kịp thời.

Cát Lâm/báo Khánh Hòa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấp cứu một thiếu nữ nghi ngộ độc trà sữa