Bệnh nhân gần như không còn máu trong cơ thể, trong quá trình mổ ngưng tim nhiều lần và sau đó bị suy đa cơ quan, khả năng sống gần như không còn, nhưng cuối cùng bệnh nhân được cứu sống một cách kỳ diệu.

Ca mổ hy hữu khi bác sĩ không tìm thấy tim của bệnh nhân

Hồ Quang | 16/01/2018, 18:02

Bệnh nhân gần như không còn máu trong cơ thể, trong quá trình mổ ngưng tim nhiều lần và sau đó bị suy đa cơ quan, khả năng sống gần như không còn, nhưng cuối cùng bệnh nhân được cứu sống một cách kỳ diệu.

Bác sĩphẫu thuật không thấy tim bệnh nhân

Bệnh nhân Trần Bảo K. (47 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) sau khi di dự sinh nhật của mình về nhà thị bị tai nạn giao thông. Nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định nhưng do tình trạng quá nặng, anh K. được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tại đây, bệnh nhân lơ mơ, da niêm nhợt, mạch và huyết áp không đo được. Qua chẩn đoán ban đầu các bác sĩ xác định bệnh nhân bị choáng mất máu, vỡ eo động mạch chủ ngực, gãy xương cẳng tay và xương cẳng chân phải.

Các bác sĩ lập tức đặt nội khí quản và truyền máu cho bệnh nhân. Sau khi tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa (gồmcấp cứu, gây mê hồi sức, phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật tim), các bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp để cứu bệnh nhân.

TS.BSPhạm Minh Ánh - Trưởng khoa phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy - trưởng ê kíp phẫu thuật cho hay tình trạng tổn thương mạch máu của bệnh nhân rất phức tạp và nặng nề đang đe dọa đến tính mạng. Thời gian mổ cho bệnh nhân này chỉ tính bằng phút.

Mọi việc chuẩn bị cho ca mổ được thực hiện rất khẩn trương từ máu, hồng cầu máu đến thuốc hỗ trợ....

Bác sĩ Ánh cho biết khi đưa vào phòng mổ qua kiểm tra bằng máy monitor, mạch của bệnh nhân chỉ 120 lần/phút, huyết áp không đo được.Trong quá trình mổ bệnh nhân này nhiều lần ngưng tim. Lúc này các phẫu thuật viên phải liên tục dùng tay bóp quả tim của bệnh nhân để cho tim đập và liên tục bơm máu để nuôi tim. Các bác sĩ đã truyền cho bệnh nhân đến hơn 20 đơn vị máu tương đương khoảng5 lít máu.

Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bịvỡ eo động mạchchủ ngực - Ảnh : H.Q

“Khi tôi mổ máu rất nhiều trong khoang màng phổi, trong trung thất của bệnh nhân. Lúc này tim không đập, bị xệp nên tôi không tìm thấy tim của bệnh nhân đâu. Rất may có lúc tim thoi thóp đập trở lại nên tôi mới nhìn thấy quả tim và dùng tay bóp quả tim liên tục trong quá trình mổ, cùng lúc đó máu được bơm liên tục để lấp đầy cho quả tim. Lúc đó tôi mới cảm giác dưới bàn tay mình có một quả tim”, bác sĩ Ánh chia sẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình mổ, bác sĩ Ánh cho biếtê kíp phẫu thuật lại tiếp tục gặp một khó khăn khác là lượng kali trong máu của bệnh nhân tăng cao, nguy cơ tim của bệnh nhân có thể ngưng đập bất cứ lúc nào. Các thành viên trong ê kíp phẫu thuật phải phân công nhiệm vụ cho từng người, trong đó người thì bơm máu, người truyền máu, người tiêm thuốc hỗ trợ... Tất cả đã phối hợp một cách nhịp nhàng kịp thời. Sau hơn 30 phút, ê kíp phẫu thuật đã khâu thành công vỡ động mạch chủ ngực.

Cứu sống một cách phi thường

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại - Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết sau khi mổ và khâu thành công nơi vỡ ở động mạch chủ ngực, bệnh nhân lại đối diện với tình trạng sức khỏe rất yếu, khả năng sống là rất thấp. Lúc này bệnh nhân bị suy gan, suy thận, suy hô hấp.

Bác sĩ Đại cho rằng với một bệnh nhân bị tụt huyết áp và ngưng tim nhiều lần ở phòng mổ thì có nguy cơ thiếu máu não gây ra tổn thương não vĩnh viễn, nếu có cứu sống bệnh nhân cũng không trở về đời sống bình thường.

Tuy nhiên với tâm niệm: “tận nhân lực sẽ tri thiên mệnh”, các bác s ở đây quyết tâm sử dụng các biện pháp có thể hy vọng cứu sống bệnh nhân, từ thở máy, lọc máu đến sử dụng kháng sinh mạnh, truyền thêm máu... Cuối cùng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện dần, huyết áp ổn định, suy thận, suy gan bắt đầu hồi phục.

Sau đó bệnh nhân tỉnh táo, các bác sĩ tiến hành cai máy thở. Với tình trạng bệnh nhân bị suy đa cơ quan, sức miễn dịch kém nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện rất lớn nên các bác sĩ tiến hành sử dụng kháng sinh, tập thở cho bệnh nhân; đồng thời bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng cho bệnh nhân.

“Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định; đặc biệt đã có thể ăn uống được và thể trạng đã kháhơn nhiều. Nếu không có gì thay đổi, trong ngày mai (17.1), chúng tôi sẽ tiến hành cho bệnh nhân xuất viện”, bác sĩ Đại cho biết.

Theo bác sĩ Ánh, việc mổ để khâu thành công được bệnh nhân bị vỡ động mạch chủ như thế này là một điều rất phi thường và rất ngoạn mục. Vì động mạch chủ là một động mạch lớn nhất trong cơ thể, khi bị vỡ ra thì gần như lượng máu trong cơ thể của bệnh nhân không còn, bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút.

“Sự tiến triển của bệnh nhân sau phẫu thuật khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Phải nói rằng lúc đó bệnh nhân gần như nắm chắc cái chết, nhưng đến nay đã có thể xuất viện trở lại cuộc sống bình thường là một điều phi thường. Từ trường hợp này chúng tôi có nhiều bài học và kinh nghiệm trong việc xử lý cấp cứu cho bệnh nhân”, bác sĩ Ánh chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca mổ hy hữu khi bác sĩ không tìm thấy tim của bệnh nhân