New Zealand vừa chính thức công nhận núi Taranaki (phía bờ Tây Đảo Bắc) là con người với quyền lợi hợp pháp của một công dân. Tuy nhiên, đằng sau hành động tưởng chừng như kỳ quặc của chính quyền nước này là một câu chuyện thú vị.
Ngọn núi là nơi linh thiêng của bộ lạc Maoribản xứ, những người dân địa phương coi ngọn núi là tổ tiên và là thành viên gia đình. Việc công nhận ngọn núi là con người chính là lời xin lỗi chính thức của Chính phủ New Zealand vì sự chịu đựng khổ sở của người Maori trong thời gian qua.
Quyền với tư cách pháp nhân của ngọn núi có nghĩa là nếu có ai làm hại đến nó, hành động này sẽ tương đương với làm hại các bộ tộc bản địa về mặt pháp lý.
8 bộ tộc Maori ở khu vực núi và chính phủ sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệngọn núi thiêng Taranaki.
Đây là lần thứ 3 chính quyền New Zealand trao quyền công dân cho các địa danh. Việc này được xem là giúp bảo vệ vị trí địa lý quan trọng, môi trường khỏi bị hủy hoại.
Như vậy ngọn núi giờ có quyền tương tự con sông Whanganui, được công nhận hồi tháng 1 năm nay là một cá nhân hợp pháp.
Ngọn núi lửa 120.000 năm tuổi nằm ở trung tâm của công viên quốc gia Egmont, phía nam của New Plymouth, gần bờ biển phía Tây của Đảo Bắc, New Zealand. Vườn quốc gia này được thành lập năm 1990, phần lớn là núi lửa ngủ yên của núi Taranaki.
Taranaki cũng là nơi thu hút nhiều người leo núi nhất ở New Zealand sau khi Lonely Planet xếp hạng vùng Taranaki là địa điểm đáng đến thứ 2 trên thế giới vào năm ngoái. Hiện ngọn núi này đang bị quá tải khách tham quan. Chính vì vậy, việc trao quyền công dân này sẽ giúp ngọn núi được sự bảo vết tốt nhân.
Nhật Hạ