Hơn 17 năm khiếu nại qua các ban ngành, buộc Phó Thủ tướng thường trực ban hành văn bản chỉ đạo UBND TP.HCM phải giải quyết dứt điểm chuyện tranh chấp. Nhưng đến nay, câu chuyện vẫn chưa có hồi kết

Câu chuyện tranh chấp liên quan hàng ngàn mét đất sát cầu Kênh Tẻ vẫn chưa có hồi kết

Hoàng Tuấn | 14/07/2021, 11:17

Hơn 17 năm khiếu nại qua các ban ngành, buộc Phó Thủ tướng thường trực ban hành văn bản chỉ đạo UBND TP.HCM phải giải quyết dứt điểm chuyện tranh chấp. Nhưng đến nay, câu chuyện vẫn chưa có hồi kết

Năm 1978, ông Trần Văn Công (SN 1942) bỏ 10 cây vàng để sang nhượng một khu đất có diện tích khoảng 10.000m2 tại phường Tân Phong, quận 7 của ông Trương Ngọc Thạch (SN 1955) và được Phòng Công chứng Gia định xác nhận lại ngày 12.10.2009.

Sau khi sang nhượng, ông Trần Văn Công đã cải tạo lại mảnh đất trên để canh tác và sử dụng ổn định từ năm 1978 đến nay. Đồng thời, hiến đất khoảng 2.000m² để mở đường cho bà con lối xóm đi lại thuận tiện và tự xây dựng một cái am, lấy tên là Tịnh thất Ngọc Quy để tu tại gia. Điều này được 30 người dân lối xóm xác nhận.

Tại tờ kê khai Nhà đất ngày 23.8.1999, UBND phường Tân Phong cũng xác nhận mảnh đất do ông Trần Văn Công đứng tên kê khai.

Do xây dựng, tu bổ am không xin phép nên ngày 11.8.2003 và 29.3.2004 ông Công bị Chủ tịch UBND quận 7 ban hành 2 Quyết định xử phạt…

Những thông tin về công chứng giấy tờ sang nhượng, giấy tờ kê khai, xác nhận của 30 người dân hàng xóm xung quanh lẫn các quyết định xử phạt hành chính của chính quyền quận 7 đều thể hiện chủ cở hữu mảnh đất là của ông Trần Văn Công.

Tuy nhiên, sự việc tranh chấp xảy ra khi Nhà nước đầu tư mở đường Nguyễn Hữu Thọ và xây dựng cầu Kênh Tẻ (năm 2002). Lúc đó, thấy khu vực bị giải toả là Tịnh thất Ngọc Quy nên Ban Bồi thường quận 7 và UBND quận 7 đã gửi văn bản đến Thành hội Phật giáo để xác nhận đối tượng bồi thường. Ngày 7.1.2003 Thành hội Phật giáo trả lời văn bản cho UBND quận 7 có nội dung, “Tịnh thất Ngọc Quy được xây dựng từ năm 1978 và đã gia nhập Giáo hội".

Khi nhận được văn bản trả lời của Thành hội, phía ông Trần Văn Công không đồng ý vì cho rằng, ông Công là người tu tại gia, công trình do ông bỏ tiền xây dựng và ông chưa bao giờ gia nhập Giáo hội; … còn về phía quận 7, thì lại không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản cho ông Công.

Điều này, buộc phía ông Trần Văn Công gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Việc khiếu nại của ông Công kéo dài hơn 17 năm thì ông Công qua đời (năm 2019). Trước khi qua đời, ông Công lập di chúc và uỷ quyền cho cháu ngoại là ông Nguyễn Văn Cư (SN 1966, trú tại P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM) tiếp tục thực hiện di nguyện của mình.

Để giải quyết dứt điểm sự việc, ngày 5.9.2017 Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 678/TTR-TDXLĐT đề nghị UBND TP.HCM giải quyết theo nguồn gốc sử dụng đất; Ngày 1.12.2020, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 10041/VPCP-V.i truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình gửi UBND TP. yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.2021;

Đến ngày 21.12.2020, UBND TP.HCM gửi công văn khẩn số 490/UBND-NCPC đến Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM và Giám đốc Sở TN&MT. Nội dung giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đai trong tháng 2.2021 và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Văn Cư (người thừa kế, được uỷ quyền từ ông Trần Văn Công) cho biết, “suốt từ năm 1978 cho đến nay, phía Thành hội chưa đầu tư, chi trả bất cứ một đồng tiền nào vào thửa đất xây dựng Tịnh thất Ngọc Quy. Ông Công cũng chưa có bất cứ một văn bản, giấy tờ nào để giao, tặng hay hiến thửa đất cho Thành hội. Bản thân ông Công cũng chưa bao giờ làm các thủ tục gia nhập Giáo hội quận 7. Trong khi Thành hội Phật giáo được thành lập năm 1981”.

Ông Cư cho biết thêm, ông Công chỉ là một người dân bình thường, đọc kinh phật và tu tại gia và tự xây dựng Tịnh thất để tu. Tuy nhiên, vì một văn bản trả lời của Thành hội Phật giáo là ông Công đã gia nhập Giáo hội để từ đó UBND quận 7 làm căn cứ không cấp giấy chứng nhận cho ông Công là vô lý”.

Theo ông Cư, hiện nay khu đất có tổng diện tích khoảng 7.813m2 tọa lạc tại số 288/6 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, quận 7. Là người đại diện và thừa kế hợp pháp, ông đề đạt tâm nguyện cắt lại một phần cho Giáo Hội phật giáo khoảng 1.813m² theo hiện trạng Tịnh thất và toàn bộ tài sản là Tịnh thất Ngọc Quy để xác lập là tài sản của Giáo hội Phật giáo để bà con, cô bác, phật tử đến cúng viếng. Phần còn lại khoảng 6.000m² đề nghị cấp cho thừa kế của ông Công hoàn trả lại một phần tiền cho gia đình đã bỏ tiền ra mua đất từ năm 1978.

Liên quan đến vụ việc, Hoà thượng Thích Hiển Đức – Ban pháp chế của Thành hội Phật giáo TP.HCM cho biết, đây là vụ việc tranh chấp đã xảy ra hơn 10 năm, ông Công khiếu nại khi còn sống nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm.

Theo Hoà thượng Thích Hiển Đức, sau khi ông Công qua đời, người nhà của ông Công cũng đã khiếu nại đến Trung ương và Văn phòng thủ tướng cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP xử lý. Vấn đề ở đây đúng đất là do ông Công bỏ tiền ra mua nhưng ông Công không phải là người đứng tên chính chủ và trong đó còn có nhiều vấn đề phức tạp. Thành hội phật giáo TP.HCM cũng đã có văn bản gửi UBND TP thể hiện rõ quan điểm về việc xử lý vụ tranh chấp này và đang chờ TP.HCM xử lý.

Về phía Sở Tài nguyên & Môi trường – Cơ quan được UBND TP tham mưa giải quyết sự việc cho biết, hiện nay Cơ quan này đang yêu cầu UBND quận 7 xác minh một số vấn đề liên quan. Trong đó, xác minh hộ khẩu, người thường trú ở đây từ trước tới nay, đồng thời xác minh thêm việc ông Trương Ngọc Thạch – người bán đất cho ông Trần Văn Công có đăng ký thường trú tại đây hay không, ông Thạch đi xuất khẩu sang Úc thời điểm nào, theo diện nào?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tinh gọn bộ máy: Sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Tổng Bí thư
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) vừa yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12.2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2.2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện tranh chấp liên quan hàng ngàn mét đất sát cầu Kênh Tẻ vẫn chưa có hồi kết