Hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc, những binh sĩ đồng tính trong chiến tranh thế giới lần nhất lại nhận về cái kết bi thảm.

Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.1)

Chí Thiện | 10/11/2019, 07:07

Hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc, những binh sĩ đồng tính trong chiến tranh thế giới lần nhất lại nhận về cái kết bi thảm.

Ngày 11.11 sắp tới đánh dấu 101 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới lần nhất (11.11.1918-11.11.2019). Khi ấy, nó được gọi bằng cái tên “Đại chiến” (The Great War) do nhân loại chưa từng chứng kiến một cuộc xung đột vũ trang nào có quy mô lớn đến như vậy. 70 triệu người đã bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh kéo dài trong 52 tháng và để lại hậu quả là hơn 19 triệu người chết, 21 triệu người bị thương cùng những tổn thất nặng nề cho mọi bên.

Chiến tranh thế giới lần nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918 và chủ yếu diễn ra tại châu Âu

Nhiều sử gia tin rằng chiến tranh thế giới lần nhất đã châm ngòi cho phong trào LGBT hiện đại. Laurie Marhoefer – một trợ lý giáo sư lịch sử tại đại học Washington cho biết:

“Những binh sĩ đồng tính sống sót sau khi trở về nhà đã tin rằng chính phủ nợ họ một món nợ lớn – quyền công dân đầy đủ”. Tại Đức, các tổ chức bao gồm Liên đoàn Nhân quyền Đức (thành lập năm 1914) với khoảng 100.000 thành viên (bao gồm Albert Einstein) đã kêu gọi thông qua một số quyền dành cho người đồng tính.

Thời kỳ hậu chiến, hầu hết những người sống sót phải đối mặt với các hận thù và định kiến cũ. Tại Anh, đồng tính luyến ái vẫn là hành vi phạm pháp mãi cho đến năm 1967. Trong khi đó, hi vọng cao dành cho người đồng tính tại Đức đã bị dập tắt bởi sự trỗi dậy của Đức Quốc xã.

Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới lần nhất

Trong quân đội Anh, quan hệ tình dục đồng giới bị cấm và đã đi vào luật vào năm 1955. Các binh sĩ đồng tính phải luôn che giấu xu hướng tính dục thật của mình. Nó làm tăng thêm nỗi khốn khổ của họ vốn đã quá nặng nề việc chiến đấu ở các chiến hào tại mặt trận phía Tây: sống, ăn và ngủ trong bùn, bị chuột quấy nhiễu, liên tục bị tấn công bởi hỏa lực của kẻ thù và mối đe dọa của khí độc.

Bên cạnh đó, khi thương vong gia tăng, chính phủ các nước bắt đầu chú trọng đến việc tăng tỉ lệ sinh để chống lại số lượng nam giới đang giảm. Do đó, đồng tính luyến ai không chỉ bất hợp pháp mà còn bị xem là không yêu nước.

Tuy nhiên, hoạt động đồng tính luyến ái không phải chưa từng được ghi nhận trong quân đội Anh, theo nhà sử học A.D. Harvey.

Nhà thơ kiêm binh sĩ Anh Wilfred Owen - người đã chết một tuần trước khi hiệp định đình chiến được ký kết, nổi tiếng với các tác phẩm như Anthem for Doomed YouthDulce et Decorum Est - và Siegfried Sassoon - người sống sót sau chiến tranh và có những bài thơ như Suicide in the TrenchesAftermath - đều là người đồng tính mặc dù khi ấy công chúng không hề hay biết. Sử gia Robert Graves khẳng định Owen từng qua lại với nhiều người đàn ông thông qua Sassoon. Trong đó có nhà báo Robbie Ross - bạn thân của Oscar Wilde, nhà thơ Osbert Sitwell và nhà văn C. K. Scott Moncrieff.

Siegfried Sassoon

Owen qua đời trên chiến trường vào ngày 4 tháng 11 năm 1918 và được chôn cất ở miền Bắc nước Pháp. Một tuần sau, mẹ anh đã nhận được bức điện thông báo về cái chết của con trai đúng lúc tiếng chuông nhà thờ vang lên đánh dấu việc chiến tranh kết thúc.

Rupert Brooke - một nhà thơ chiến tranh khác và từng được gọi là “chàng trai trẻ đẹp trai nhất nước Anh” - đã tự mô tả mình là phân nửa dị tính và phân nửa đồng tính. Anh chết vì ngộ độc máu trên một con tàu quân y vào năm 1915 và được chôn cất tại đảo Skyros, Hy Lạp.

Rupert Brooke

Những binh sĩ đồng tính cởi mở về tình dục của họ thường bị tẩy chay và bị báo cáo lên cấp trên về tội “không đứng đắn”.

Ít nhất 230 binh sĩ đồng tính đang chiến đấu đã đưa ra tòa án quân sự và tống vào tù. Những người khác thì bị xét xử và kết án tại tòa án dân sự.

Trung úy Wilfrid Marsden thuộc Quân đoàn bay Hoàng gia đã bị kết án 2 năm lao động khổ sai vào tháng 1 năm 1916 sau một phiên tòa diễn ra tại London. Một bức thư tình đã được tìm thấy trong tư trang của anh. Nó được viết bởi binh sĩ F.R. West gửi cho nhân tình của mình với nội dung: “Anh ấy rất quyến rũ và tình cảm. Marsden yêu quý, đôi chân của anh ấy cực kỳ mạnh mẽ”.

Về phía West, anh bị đưa trở về nước từ các chiến hào ở Pháp và bị trục xuất khỏi quân đội.

Ít nhất hai binh sĩ đồng tính khác đã bị kết án lao động khổ sai vào mùa xuân năm 1915. Frederic Llewellyn đã chiến đấu trong chiến tranh Boer vào đầu thế kỷ 20 và sau đó quay trở lại quân đội ngay khi Anh tuyên chiến với Đức. Lúc bị bắt, anh là phó chỉ huy của Tiểu đoàn 8. Llewellyn đã bị kết án 6 tội “không đứng đắn”. Trong khi đó, Alfred Boyd - một trung úy thuộc bộ binh – cũng bị kết án 9 tội danh tương tự.

(Còn tiếp)

Mai Thảo (theo Attitude)

Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.2)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 15.4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện về những binh sĩ đồng tính bị lãng quên trong chiến tranh thế giới lần nhất (P.1)