Tôi đã tự hỏi tại sao các thông báo chính thức của chính quyền vẫn nói rằng không có sự lây truyền từ người sang người và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh", bác sĩ Lý từng viết trên Weibo trước khi qua đời.

Câu hỏi ai oán của bác sĩ Lý Văn Lượng trước khi qua đời vì Covid-19

16/02/2020, 08:53

Tôi đã tự hỏi tại sao các thông báo chính thức của chính quyền vẫn nói rằng không có sự lây truyền từ người sang người và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh", bác sĩ Lý từng viết trên Weibo trước khi qua đời.

Nhiều người thương tiếc bác sĩ Lý Văn Lượng

Kỳ trước: Khủng hoảng kép ở Vũ Hán khi hàng loạt nhân viên y tế nhiễm coronavirus

Chính quyền Vũ Hán liên tục nhấn mạnh trong những ngày đầu của vụ dịch rằng không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh - một dấu hiệu quan trọng được sử dụng để cho rằng virus này không phải là bệnh truyền nhiễm từ người sang người.

Vũ Hán phớt lờ cảnh báo

Lý Văn Lượng, một bác sĩ người Vũ Hán đã chết vì Covid-19, đã cố gắng cảnh báo những người khác sớm trong đợt bùng phát nhưng bị cảnh sát bắt im lặng và trừng phạt vì "tung tin đồn". Việc điểm huyệt Lý, cùng với các bác sĩ y khoa khác - những người đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus, có thể đã dẫn đến lây nhiễm chéo không cần thiết trong bệnh viện, cũng như trong các gia đình và cộng đồng.

Tòa án tối cao Trung Quốc ngày 28.1 đánh giá rằng, nếu mọi người được nghe những cảnh báo của bác sĩ Lý thì họ có thể đã "áp dụng các biện pháp như đeo mặt nạ, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đi chợ động vật hoang dã".

Vì không biết về những rủi ro sức khỏe, nhiều bác sĩ và y tá chỉ đeo khẩu trang dùng một lần khi điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 khi dịch bắt đầu bùng phát. Ivan Hung, trưởng phòng truyền nhiễm tại Đại học Hồng Kông, cho biết những chiếc khẩu trang này là "chắc chắn không đủ" trong việc chống lại virus.

"Về cơ bản, nhân viên y tế cần đeo khẩu trang N95, kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt và bộ đồ bảo vệ không chỉ ở các khu vực cách ly, mà còn tại các khoa cấp cứu và khu vực y tế - hay bất cứ nơi nào mà người ta có thể tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19", ông nói.

Lý, 34 tuổi, là một bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã chết vào ngày 10.1 sau khi vô tình nhiễm virus từ một bệnh nhân. Cái chết làm dấy lên sự đau buồn và phẫn nộ, cũng như kêu gọi tự do ngôn luận. "Tôi đã tự hỏi tại sao các thông báo chính thức của chính quyền vẫn nói rằng không có sự lây truyền từ người sang người và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh", bác sĩ Lý từng viết trên Weibo.

Theo một nghiên cứu về 425 trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác nhận ở Vũ Hán được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tháng trước, 7 nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Vũ Hán đã có các triệu chứng nhiễm trùng từ ngày 1 đến 10.1.

Nhưng vào ngày 11.1, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán vẫn khăng khăng rằng "cho đến nay, không có bệnh nhân nào là nhân viên y tế được xác nhận", nhắc lại rằng "không có bằng chứng rõ ràng về lây truyền từ người sang người".

Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết trong các tuyên bố vào ngày 14 và 17.1 rằng Trung Quốc đã không báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào trong số các nhân viên y tế.

Mãi đến ngày 20.1, khi Zhong Nanshan, một chuyên gia về hô hấp do chính phủ chỉ định, tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước CCTV rằng, Covid-19 có thể lây từ người sang người, việc lây nhiễm của nhân viên y tế mới được tiết lộ.

Nêu bằng chứng về sự lây truyền của con người, Zhong, một bác sĩ 83 tuổi lừng danh từng chiến đấu với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 17 năm trước, tiết lộ rằng 14 nhân viên y tế trong bệnh viện đã bị nhiễm bệnh bởi một bệnh nhân.

Ngày hôm sau 21.1, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán thừa nhận trong một tuyên bố rằng, "tổng cộng 15 nhân viên y tế đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19 mới" và một người khác cũng bị nghi là đã bị nhiễm bệnh. Một trong số họ đã ở trong tình trạng nghiêm trọng, tuyên bố nêu thêm.

Tuy nhiên, một thời gian dài kể từ đó, cơ quan này đã không công bố bất kỳ cập nhật nào về số trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ trong số các nhân viên bệnh viện của thành phố, ngay cả khi truyền thông Trung Quốc đã công bố nhiều báo cáo đưa ra cái nhìn tổng quát về quy mô nhiễm trùng thực sự trong bệnh viện. Mãi đến 14.2, Phó chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Zeng Yixin mới cho biết 1.716 nhân viên y tế nước này đã bị nhiễm Covid-19 và 6 người trong số họ đã chết tính đến ngày 11.2.

Không chỉ ở Vũ Hán

Sự lây nhiễm của nhân viên y tế không chỉ xảy ra tại các bệnh viện Vũ Hán được chỉ định, mà còn được chứng kiến tại các cơ sở và thành phố khác trên khắp Trung Quốc.

Dù gắng ngăn chặn, virus đã lan đến mọi khu vực ở Trung Quốc đại lục, tới tận các vùng xa xôi như Tân Cương, Tây Tạng. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh và các tỉnh Quảng Tây, Giang Tây và Hải Nam đều đã báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19 riêng lẻ trong số các nhân viên bệnh viện, lên tới hai chục người.

Vào thứ ba tuần trước, một quỹ được thành lập bởi ByteDance (công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bắc Kinh đứng sau nền tảng video ngắn nổi tiếng TikTok) để giúp các nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19, đã tài trợ cho 190 y sĩ bị nhiễm bệnh, trong đó có 5 người đã tử vong.

Tuy nhiên, ở cấp quốc gia, Ủy ban Y tế Trung quốc đã không công bố bất kỳ số lượng nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nào trong các bản cập nhật hằng ngày.

Hồi đại dịch SARS, các nhà chức trách dường như đã minh bạch hơn rất nhiều về sự lây nhiễm của nhân viên y tế.. Đến giữa tháng 2.2003, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã thông báo rằng 105 trong số 305 trường hợp SARS trong tỉnh là nhân viên y tế. Bộ Y tế, tiền thân của Ủy ban Y tế Quốc gia, cũng nêu số lượng nhân viên y tế trong báo cáo chung về dịch. Đến ngày 30.5.2003, tổng cộng 966 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh, chiếm 18% trong số 5.328 trường hợp trên khắp Trung Quốc, theo Bộ Y tế khi đó.

Để đưa ra số nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19 mới là quá khó khăn cho các nhà chức trách lúc này, Ivan Hung, giáo sư tại Đại học Hồng Kông cho biết. "Tôi tin rằng họ có thể bắt đầu (đưa ra các con số) trong hai hoặc ba tháng tới. Bây giờ mọi thứ quá hỗn độn và hỗn loạn," ông nói.

Giáo sư Hung tin tưởng rằng các nhân viên y tế tuyến đầu hiện được trang bị các thiết bị bảo vệ tốt hơn so với đồng nghiệp 17 năm trước trong dịch SARS. "Vấn đề chính là những gì đã xảy ra sớm trong đợt bùng phát, có hậu quả kéo dài cho đến ngày hôm nay", ông ám chỉ đến các ca nhiễm trùng chéo trong các bệnh viện do không được chuẩn bị. "Khi bạn không biết mình đang phải đối mặt với điều gì, chắc chắn sẽ có sơ suất", ông nói.

Anh Tú (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu hỏi ai oán của bác sĩ Lý Văn Lượng trước khi qua đời vì Covid-19