Khi được diện kiến nữ quý tộc cuối cùng của Trung Quốc, người ta không khỏi trầm trồ vì vẻ đẹp sang trọng và khí chất hơn người của bà, thậm chí nhiều người còn phải thốt lên rằng: "Đúng là quý tộc chính hiệu, không thể lẫn vào đâu được!"

Chân dung nữ quý tộc xinh đẹp cuối cùng của Trung Quốc

Theo aFamily | 13/10/2016, 05:24

Khi được diện kiến nữ quý tộc cuối cùng của Trung Quốc, người ta không khỏi trầm trồ vì vẻ đẹp sang trọng và khí chất hơn người của bà, thậm chí nhiều người còn phải thốt lên rằng: "Đúng là quý tộc chính hiệu, không thể lẫn vào đâu được!"

Trịnh Niệm, tên thật là Du Niệm Viên, sinh ngày 28.1.1915 tại Bắc Kinh, trong một gia đình quan chức Trung Quốcvào thời kỳ Dân quốc, có ông nội là một nhân vật tầm cỡ được lưu danh trong lịch sử Trung Quốc cận đại.

Với xuất thân cao quý, nhiều đời gia đình họ Du luôn sở hữu khối tài sản đồ sộ khiến cho bao người phải thèm thuồng. Thậm chí đến năm 1966, gia đình họ vẫn còn duy trì kiểu sống quý tộc: nhà riêng 3 tầng xa hoa, kẻ hầu người hạ tấp nập trong nhà, có đầu bếp và người làm vườn riêng... Chỉ tính riêng số tiền gửi trong ngân hàng đại lục của nhà họ Du đã lên tới hàng chục nghìn tệ, một con số đáng mơ ước vào thời kỳ ấy.

Du Niệm Viên từng theo học tại trường Phổ thông trọng điểm Nam Khai ở thành phố Thiên Tân. Nhờ có gương mặt xinh đẹpmà cô thiếu nữ họ Du đã lên trang bìa tạp chí Bắc Dương hoạ báo (một tờ báo lớn thời bấy giờ) đến 4 lần và trở thành một nhân vật nhận được nhiều sự ái mộ, nức tiếng xa gần.

Sau đó, Du Niệm Viên theo học tại trường Đại học Bắc Bình Yến Kinh rồi sang Anh du học. Trong khoảng thời gian theo học tại Học viện Kinh tế - Chính trị London, Du Niệm Viên đã gặp gỡ chàng tiến sĩ Trịnh Khang Kỳ. Hai người nhanh chóng rơi vào lưới tình và tiến tới hôn nhân.

Bởi vì yêu cầu công việc của chồng, Du Niệm Viên đã chuyển đến Sydney sinh sống dài hạn. Đây được coi là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời Du Niệm Viên.

Năm 1957, Trịnh Khang Kỳ đột ngột qua đời. Quá đau buồn, Du Niệm Viên đã lấy cái tên mới là Trịnh Niệm, được hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà, để tưởng nhớ người chồng đã khuất.

Ngoại trừ việc chồng mất sớm, thì nửa đời trước của Trịnh Niệm diễn ra trong êm đềm. Cho đến năm 1966, khi cuộc Cách mạng Văn hóadiễn ra ở Trung Quốc, thì cuộc sống của bà đã bị huỷ hoại hoàn toàn.

Thân là du học sinh tại Anh, lại sống ở nước ngoài trong một thời gian dài, nên Trịnh Niệm bị cho là làm gián điệp cho nước Anh. Khi ấy, Hồng vệ binh đã kéo quân đến khám xét nhà bà và tịch thu toàn bộ tài sản. Trịnh Niệm cũng bị bắt vào tù giam trong 6 năm rưỡi, phải chịu đủ mọi đòn roi, tra tấn dã man để bức cung.

Tuy nhiên, dù có phải chịu bao khổ sở, bao nỗi hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí từng vài lần thổ huyết và phải nhập viện, nhưng Trịnh Niệm vẫn kiên quyết không chịu thừa nhận những tội danh vô cớ mà người ta đổ lên đầu mình. Bà đã không ngừng phản biện, đấu tranh vì sự thật, đến mức mà những người quản ngục còn phải thừa nhận rằng chưa từng gặp phạm nhân nào cứng đầu và kiên trung như Trịnh Niệm.

Bà đã khiến cho người ta không khỏi trầm trồ vì sự hiên ngang, khí phách và nhân phẩm tuyệt vời của một người quý tộc thực thụ, đồng thời cũng bộc lộ sự thông minh và nguyên tắc trong con người mình.

Để ép bà nhận tội, những kẻ độc ác đã khoá chặt 2 tay bà ra sau lưng trong hơn 10 ngày trời. Chiếc còng tay chặt đến nỗi ăn cả vào da thịt, khiến cho cơ thể của Trịnh Niệm bị thương tổn nặng nề, thế nhưng bà vẫn không hề mở miệng van xin nửa câu. Khi được một người phụ nữ tốt bụng khuyên nhủ hãy giả vờ gào khóc thảm thiết để những viên cai ngục thương tình mở còng tay cho, Trịnh Niệm đã dõng dạc tuyên bố: "Sao có thể giả khóc để cầu xin lòng thương hại của người khác được chứ!"

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bà cũng luôn giữ được phẩm chất của một người quý tộc, luôn ngẩng cao đầu hiên ngang, không sợ cường quyền và kiên quyết không chịu khuất phục trước những điều phi lý. Bà cũng dùng tri thức và đạo đức của mình để hạ gục những kẻ luôn tìm cách hãm hại mình. Từ trong con người Trịnh Niệm luôn toát ra một thứ khí chất khác người, khiến cho người ta không thể không thừa nhận, bà đích thị là một hình mẫu quý tộc điển hình.

Khó khăn lắm mới ra khỏi tù vào năm 1973, Trịnh Niệm lại đau đến chết đi sống lại khi biết tin cô con gái độc nhất của mình đã qua đời. Thân cô thế cô sống qua ngày đoạn tháng đến 7 năm, cuối cùng Trịnh Niệm đã quyết định rời khỏi quê hương để đến Canada sinh sống. 3 năm sau, bà chuyển đến định cư ở Washington, Mỹ.

Cuốn hồi ký "Sống và chết ở Thượng Hải" của bà được Nhà xuất bản Penguin Books ấn hành vào năm 1987.

Tại đây, bà bắt đầu viết sách bằng tiếng Anh. Cuốn hồi ký Sống và chết ở Thượng Hảicủa bà kể về những sự việc đã qua được Nhà xuất bản Penguin Books ấn hành vào năm 1987. Chỉ riêng lần in đầu tiên, lượng sách đã là 200.000 bản, một con số vô cùng ấn tượng.

Trịnh Niệm qua đời vào ngày 2.11.2009 tại Washington vì bị bỏng nước sôi dẫn đến nhiễm trùng, hưởng thọ 94 tuổi.

Nhìn những bức ảnh cũ của Trịnh Niệm, người ta không khỏi xuýt xoa trước vẻ xinh đẹp động lòng người với vầng trán cao, đôi mắt sáng hay gương mặt thanh tú của bà. Nhưng hơn cả, từ con người bà luôn toát ra một thứ khí chất vô cùng khó tả, khiến cho bà trở nên nổi bật hẳn khỏi đám đông.

Có người từng nói, một người có phải là quý tộc hay không không phụ thuộc vào việc người đó sinh ra đã là quý tộc hay chưa, mà là cho tới khi người đó chết đi vẫn luôn duy trì được phong thái và tôn nghiêm của tầng lớp thượng lưu.

Và có lẽ, Trịnh Niệm - người phụ nữ quý tộc cuối cùng của Trung Quốc chính là một minh chứng hùng hồn cho quan điểm đó.

Theo aFamily
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
27 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chân dung nữ quý tộc xinh đẹp cuối cùng của Trung Quốc