Đôi cánh gần như trong suốt cho ánh sáng đi qua của loài bướm Chorinea sylphina giúp các nhà khoa học Mỹ nảy sinh ý tưởng chế tạo vật liệu phỏng sinh học dùng cho mô cấy ghép để đo áp lực nội nhãn một cách chính xác.

Chế tạo mô cấy ghép đo áp lực nội nhãn bằng công nghệ phỏng sinh học

Vũ Trung Hương | 02/05/2018, 21:38

Đôi cánh gần như trong suốt cho ánh sáng đi qua của loài bướm Chorinea sylphina giúp các nhà khoa học Mỹ nảy sinh ý tưởng chế tạo vật liệu phỏng sinh học dùng cho mô cấy ghép để đo áp lực nội nhãn một cách chính xác.

Theo tạp chí Nature Technology, khi quan sát những cơ cấu mảnh mai nhất ở đôi cánh trong suốt của các con bướm, các nhà khoa học đã nảy sinh ý tưởng tạo ra một loại vật liệu mới giúp đo áp lực nội nhãn tốt hơn.Được biết đo nhãn áp là kỹ thuật đo áp suất bên trong mắt, được gọi là đo áp lực nội nhãn để phát hiện tình trạng tăng nhãn áp, một bệnh lý về mắt có thể dẫn tới mù lòa do bị tổn thương các dây thần kinh ở phía sau mắt (dây thần kinh thị giác).

Thần kinh thị giác có thể bị tổn thương do sự tích tụ các chất lỏng bên trong mắt do dịch trong mắt không thể thoát ra đúng cách. Phát hiện phỏng sinh học của các nhà khoa học có thể cho phépđo áp lực nội nhãn chính xác hơn gấp 3 lần so với phương pháp đo trước đây.

Loài bướm Chorinea sylphina được các nhà khoa học chú ý nhờ một phần của đôi cánh của chúng trong suốt như những “cửa sổ nhỏ” trên cánh, tựa như thể làm bằng thủy tinh, cho ánh sáng đi qua một cách lý tưởng và do đó gần như mắt người không nhìn thấy.

Chùm ánh sáng có thể di chuyển tự do qua các cấu trúc nano nhỏ xíu của cánh bướm, bất kể nguồn ánh sáng được chiếu từ góc độ nào. Các kỹ sư từ Viện Công nghệ California, Mỹ, đã sử dụng hiệu ứng này để tạo ra các mô cấy ghép mới dùng để đo áp lực nội nhãn.

Những bộ phận trong suốt của cánh bướm Chorinea sylphina bao gồm những cột nhỏ với đường kính khoảng 100nm (mỏng hơn một sợi tóc người từ 50 đến100 lần), cách nhau 150nm. Các tác giả của nghiên cứuđã tiến hành mô phỏng cấu trúc này để tạo ra mô cấy ghép mới dùng đo áp lực nội nhãn. Một mô cấy ghép được làm bằng vật liệu tương tự cho phép thực hiện các phép đo chính xác bất kể máy dò quang đặt ở góc độ nào.

Bằng cách thay đổi kích thước và vị trí của các cấu trúc nano này, các nhà khoa học đã có thể tăng độ chính xác của phép đo lên gấp 3 lần. Trong nghiên cứu sâu hơn, các tác giả dự định khám phá những lĩnh vực y học khác mà công nghệ của họ có thể được ứng dụng. Các cấu trúc nano này khá rẻ trong sản xuất và có thể cải thiện thuộc tính của các bộ phận cấy ghép khác.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chế tạo mô cấy ghép đo áp lực nội nhãn bằng công nghệ phỏng sinh học