Số khí tài quân sự phương Tây tân tiến mà Ả Rập Saudi tốn hàng tỉ USD mua về (chủ yếu ngăn chặn các cuộc tấn công tầm cao) lại không thể tiêu diệt máy bay không người lái cùng tên lửa hành trình giá rẻ.

Chi tiền tỷ đô la mua vũ khí, Ả Rập Saudi vẫn ‘bó tay’ trước UAV và tên lửa hành trình

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 19/09/2019, 09:08

Số khí tài quân sự phương Tây tân tiến mà Ả Rập Saudi tốn hàng tỉ USD mua về (chủ yếu ngăn chặn các cuộc tấn công tầm cao) lại không thể tiêu diệt máy bay không người lái cùng tên lửa hành trình giá rẻ.

Cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ tọa lạc tại Abqaiq và Khurais hôm 14.9 phơi bày rõ năng lực tự vệ không được chuẩn bị tốt của Ả Rập Saudi, mặc dù họ từng hứng chịu nhiều vụ như vậy kể từ lúc dính vào cuộc chiến tại nước láng giềng Yemen suốt 4 năm rưỡi qua.

Ả Rập Saudi cùng Mỹ tin rằng Iran đứng sau cuộc tấn công mới nhất. Giới chức Washington còn xác định vũ khí sử dụng là máy bay không người lái (UAV) lẫn tên lửa hành trình, bắt nguồn từ phía tây nam Iran.

Chính quyền Tehran bác bỏ cáo buộc. Nhóm vũ trang Houthi lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện tấn công bằng 10 chiếc UAV.

Theo ba quan chức Mỹ, việc sử dụng UAV kết hợp tên lửa hành trình cho thấy vụ việc phức tạp hơn đánh giá ban đầu.

Một nhà phân tích an ninh đánh giá: “Vụ tấn công giống sự kiện 11.9 với Ả Rập Saudi - là nhân tố làm thay đổi tình hình. Hệ thống phòng không và vũ khí Mỹ chúng ta mua về để bảo vệ vương quốc cũng như các cơ sở dầu mỏ đã ở đâu lúc đó? Nếu đã có thể tấn công chính xác ở lần này thì lần sau có thể là nhà máy khử muối nước biển cùng những mục tiêu khác”.

Ả Rập Saudi chủ yếu dùng Patriot Mỹ cho công tác bảo vệ thành phố lớn lẫn hạ tầng quan trọng. Hệ thống từng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo do nhóm Houthi bắn vào những thành phố, trong đó có thủ đô Riyadh.

Tuy nhiên, vì UAV cùng tên lửa hành trình bay ở tầm thấp hơn và chậm hơn nên Patriot khó lòng kịp thời phát hiện để đánh chặn. Một quan chức vùng Vịnh phân tích: “Khả năng bay dưới tầmquét radar của máy bay không người lái cộng thêm đường biên giới dài giáp Yemen lẫn Iran đặt Ả Rập Saudi vào thế nguy hiểm”.

Không những vậy, phó giáo sư Dave DesRoches thuộc đại học Quốc phòng Mỹ còn chỉ ra rằng kích thước UAV quá nhỏ, lại không có tín hiệu nhiệt.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Ả Rập Saudi về mảnh vỡ được cho là tên lửa hành trình phát hiện trên sa mạc không lâu sau vụ tấn công 14.9 - Ảnh: Supplied

Trước đó một số tàu chở dầu đi qua vùng Vịnh cùng hai trạm bơm dầu Ả Rập Saudi cũng bị tấn công, nhưng thiệt hại không lớn như vụ việc ngày 14.9: làm gián đoạn một nửa lượng cung dầu Ả Rập Saudi, tương đương 5% lượng cung toàn cầu.

Từng có thông tin cơ sở dầu mỏ Abqaiq được bảo vệ bởi Patriot, tuy vậy một nguồn tin của Reuters nhận xét hệ thống an ninh tại đây không đủ tốt để ngăn chặn UAV. Không rõ các hệ thống khác - bao gồm Avengers cùng Orelikons (đều là loại phỏng thủ tầm ngắn) và I-Hawks (tầm trung) - có hoạt động lúc xảy ra vụ tấn công hay không.

Theo giám đốc điều hành công ty an ninh Dedrone Jorg Lamprecht thì sử dụng kết hợp máy dò tần số vô tuyến, radar, máy quay công suất cao cùng công nghệ gây nhiễu sẽ vô hiệu hóa được UAV. Thế nhưng làm vậy ảnh hưởng hoạt động công nghiệp cũng như sức khỏe con người.

Công ty tư vấn Soufan Group khuyến cáo mối đe dọa đối với các hạ tầng quan trọng đang tăng cao trong bối cảnh UAV ngày càng dễ tiếp cận.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
19 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi tiền tỷ đô la mua vũ khí, Ả Rập Saudi vẫn ‘bó tay’ trước UAV và tên lửa hành trình