Thời trẻ, cố Nghệ sĩ Ưu tú sở hữu nét duyên say đắm với đôi mắt huyền biết cười, bờ môi đầy đặn và khuôn mặt phúc hậu.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 'sầu nữ' Út Bạch Lan một thời

bai cao | 07/11/2016, 07:41

Thời trẻ, cố Nghệ sĩ Ưu tú sở hữu nét duyên say đắm với đôi mắt huyền biết cười, bờ môi đầy đặn và khuôn mặt phúc hậu.

Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan (1935-2016) quê gốc Long An. Từ một cô bé hát rong (cùng với người anh thân thiết là nghệ sĩ guitar Văn Vĩ) trên đường phố Sài Gòn xưa, giọng hát hay trời phú đã giúp bà được cô Năm Cần Thơ - một nghệ sĩ cải lương lừng danh thời bấy giờ - tìm gặp và mời đến đài phát thanh Pháp Á thu âm. Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, Út Bạch Lan được nhiều khán giả biết đến và yêu quý với giọng hát, nhan sắc say đắm lòng người. Bà nằm trong số diễn viên trụ cột nhiều đoàn hát lớn nhỏ thời bấy giờ như đoàn Kim Khánh (bầu Cang), sân khấu Thanh Minh, Kim Chưởng...

Thuở đôi mươi, Út Bạch Lan được xem là một trong những mỹ nhân của làng sân khấu Sài Gòn. Trong các bức ảnh chân dung thời trẻ, "sầu nữ" có khuôn mặt phúc hậu, bờ môi mọng quyến rũ, làn da mịn màng. Đôi mắt huyền với đuôi mắt dài là nét cuốn hút trên khuôn mặt bà.
Út Bạch Lan tên thật là Đặng Thị Hai, ở nhàgọi là bé Út. Nhưng từ khi được mời về thu âm và ký hợp đồng với đài phát thanh Pháp Á, bà được chọn cho nghệ danh là Bạch Lan (thời đó có một giọng hát nổi tiếng khác có tên theo loài hoa là nghệ sĩ Bạch Huệ). Bà thêm chữ Út vào đầu nghệ danh để nhớ về cái tên gắn liền với tuổi thơ.
Út Bạch Lan là nghệ sĩ cần mẫn, ham học hỏi. Bà luôn ý thức trau dồi khả năng diễn xuất, trau chuốt lời ca, nghe theo lời chỉ dạy của các nghệ sĩ đi trước, trong đó có người thầy bà biết ơn sâu sắc là cố soạn giả, Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu - người uốn nắn cho bà từ khi bước vào nghề.
Út Bạch Lan luôn làm người xem cải lương thổn thức với giọng hát được báo chí thời đó miêu tả là: "Một giọng ca vọng cổ thảm sầu, bứt ruột bứt gan người nghe". Chuyên trị những vai đào thương với các nhân vật có số phận éo le, đau khổ, bà là nữ nghệ sĩ được giới cải lương và báo chí tặng nhiều danh xưng nhất, như "Bức trường thành vọng cổ", "Nữ hoàng vọng cổ", "Đệ nhất đào thương", "Nữ hoàng sầu muộn", "Sầu nữ Út Bạch Lan", "Sầu nữ liêu trai", "Vương nữ sương chiều"…
Hình ảnh hoa lan thanh taomỏng manh với mùi hương dịu dàng như vận vào cuộc đời của nữ nghệ sĩ. Cố soạn giả Viễn Châu từng viết bài vọng cổ "Hoa lan trắng" dành tặng riêng Út Bạch Lan, trong đó gói ghém những tâm tư của người phụ nữ nổi danh trên sân khấu nhưng truân chuyên, lỡ làng tình duyên.
Đầu thập niên 1960, khi cùng hoạt động ở đoàn Kim Chưởng, Út Bạch Lan và nghệ sĩ Thành Được nên duyên vợ chồng. Cố soạn giả Viễn Châu từng chia sẻ đó là một đám cưới long trọng, đàng trai do nghệ sĩ Phùng Há chủ hôn, còn đại diện đàng gái là bà bầu Kim Chưởng.
Nhưng vốn là một kép hát đào hoa, Thành Được có nhiều bóng hồng vây quanh. Khoảng ba năm sau, hai người chia tay khi chưa có con chung. Câu chuyện bà nén nỗi đau để nhận nuôi các con riêng của chồng thường được người trong giới, khán giả kể lại với sự kính trọng dành cho người vợ nhẫn nhịn.
Sau năm 1975, nghệ sĩ Út Bạch Lan vẫn bền bỉ hoạt động nghệ thuật, biểu diễn ở nhiều đoàn hát, trong đó có các đoàn như Sài Gòn 1, Long An... Theo thời gian, bà vẫn giữ được nét đẹp hồn hậu, thanh tao ngày nào, giọng hát ngày càng chín muồi. Trong sự nghiệp biểu diễn, bà gắn bó với hơn 20 đoàn hát lớn nhỏ, có khoảng 200 vai diễn từ sân khấu cho đến video cải lương, thu âm vô số bản vọng cổ, tân cổ giao duyên...
Ở tuổi xế chiều, nữ nghệ sĩ sinh năm 1935 luôn được khen đẹp lão. Dẫu tóc bạc, lưng còng, khuôn mặt bà vẫn lưu giữ đường nét của thời xuân sắc với ánh mắt biết cười, vẻ mặt hồn hậu và phong cách dịu dàng. Hơn 60 năm gắn bó với sân khấu, khoảng 70 năm gắn chặt tình yêu với cải lương, vọng cổ, bà không chỉ là một trong những chứng nhân cho giai đoạn thăng trầm của cải lương mà còn là nhân tố quan trọng góp phần tạo diện mạo của môn nghệ thuật này.
Hơn hai mươi năm trước khi mất, Út Bạch Lan ăn chay trường, miệt mài hoạt động thiện nguyện. "Sầu nữ" qua đờitối 4.11 ởnhà riêng tại TP HCM sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư gan, hưởng thọ 81 tuổi. Linh cữu bà được quàn tại chùa Ấn Quang, quận 10. Lễ động quan lúc 7h sáng ngày 8.11 sau đó linh cữu được đưa đi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa.
Theo VNE
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 'sầu nữ' Út Bạch Lan một thời