Động cơ của máy bay chiến đấu là điểm rất yếu của Trung Quốc trong ít nhất 10 năm qua. Để khắc phục, Trung Quốc đã mua động cơ của Nga và Ukraine trang bị cho chiến đấu cơ, sau khi thất bại trong việc sản xuất động cơ “made in China”.

Chiến đấu cơ Trung Quốc sử dụng động cơ Ukraine

16/08/2018, 12:44

Động cơ của máy bay chiến đấu là điểm rất yếu của Trung Quốc trong ít nhất 10 năm qua. Để khắc phục, Trung Quốc đã mua động cơ của Nga và Ukraine trang bị cho chiến đấu cơ, sau khi thất bại trong việc sản xuất động cơ “made in China”.

Chiến đấu cơ cất cánh khỏi tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: China Daily

Theo báo Mỹ Washington Times ngày 15.8, tờ báo China Daily vào ngày 14.8 đã khoe chiếc máy bay huấn luyện JL-10 (còn được gọi là L-15) và công khai rằng 12 chiếc siêu thanh JL-10 hai động cơ gắn động cơ Ivchenko-Progress AI-222-25F do Ukraine sản xuất.

Báo trên còn cho biết JL-10 để phi công Trung Quốc tập luyện nhằm có thể điều khiển chiến đấu cơ J-15 cất-hạ cánh trên tàu sân bay.

Ngày 24.5, tờ China Daily cũng khoe phi công J-15 đã có thể hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh vào ban đêm, ghi nhận “đây là bước đại nhảy vọt hướng tới mục tiêu đạt đủ khả năng chiến đấu”.

Hạ cánh trên tàu sân bay là một nhiệm vụ nguy hiểm, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn là khi cất-hạ cánh vào ban ngày. Nếu đạt được khả năng này, phi công Trung Quốc sẽ có thể thực hiện tấn công nhanh chóng.

Hải quân Trung Quốc đã có tàu sân bay Liêu Ninh (thân tàu do Ukraine đóng gần 30 năm trước rồi bán cho Trung Quốc hồi năm 1998, được hoàn thiện, nâng cấp rồi bàn giao cho hải quân năm 2012) và lập kế hoạch đóng ít nhất 3 tàu sân bay, trong lúc Bắc Kinh hiện đại hóa hải quân và phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông và quanh Đài Loan mà Trung Quốc gọi là lãnh thổ của mình, theo Reuters.

Giới truyền thông nhà nước còn nói Trung Quốc cần ít nhất 6 tàu sân bay nữa, trong khi Mỹ có 12 chiếc và dự kiến đóng 2 chiếc khác.

Trước thông tin không quân Trung Quốc sử dụng động cơ Ukraine sản xuất, giới chỉ trích nói chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump nên gây sức ép với Kiev, để buộc Ukraine ngưng bán động cơ cùng chuyển giao các công nghệ quân sự khác cho Bắc Kinh.

William C.Triplett, một chuyên gia về Trung Quốc và là cựu luật sư của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói Ukraine đang giúp Trung Quốc giải quyết yếu kém trong khâu sản xuất động cơ máy bay: “Chúng ta chắc chắn không muốn giúp phi công Trung Quốc nhanh học được kỹ năng hạ cánh trên tàu sân bay”.

Thông tin về chiếc JL-10 mang động cơ do Ukraine sản xuất được đưa ra, nhiều tháng sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố gói viện trợ quân sự 200 triệu USD cho quân đội Ukraine. Nguồn viện trợ này sẽ giúp về hệ thống chỉ huy-kiểm soát, bảo đảm an liên lạc, sự cơ động của quân đội, ống nhòm nhìn ban đêm và dụng cụ y tế, nhưng ông Triplett nói: “Nói thẳng là Ukraine một tay nhận tiền dân Mỹ đóng thuế, tay kia đâm sau lưng hải quân Mỹ”.

Lý do thứ hai để gây sức ép với Ukraine, là chính phủ Mỹ đã xác định Trung Quốc là một đối thủ chiến lược, mà một ngày nào đó, quân đội Mỹ có thể phải đối đầu trong một cuộc đấu súng. Vì thế, Mỹ cần gây sức ép với Kiev, không cho nước này bán động cơ máy bay và các khí tài quân sự khác giúp hải quân Trung Quốc tăng sức mạnh.

Theo Washington Times, vụ mua-bán động cơ kết thúc hồi năm 2016, giữa Trung Quốc với công ty Motor Sich ở Zaporizhzhya (Ukraine) khi lô hàng 20 động cơ đầu tiên được giao. Thỏa thuận mua bán trị giá 380 triệu USD, cần 250 động cơ để trang bị cho những chiếc JL-10.

Gần đây, chính phủ Ukraine đã ngưng ý định mua công ty Motor Sich của Trung Quốc. Rick Fisher, một chuyên gia về Trung Quốc nói Mỹ phải ép Kiev không được thực hiện vụ mua bán này. Ông nói: “Đối với Trung Quốc, việc kiểm soát được Motor Sich sẽ có kết quả là quân đội Trung Quốc có khả năng triển khai đến khắp thế giới”.

Trung Quốc hiện là bên mua vũ khí lớn của Ukraine. Ngoài số động cơ JL-10, vụ chuyển giao vũ khí mới nhất gồm 50 động cơ xe tăng, turbin khí cho các khu trục hạm Luyang-2 và Luyang-3 mang tên lửa hành trình của quân đội Trung Quốc.

Năm 2009, Trung Quốc mua 2 tàu đổ bộ lớn lớp Zubr, và chúng được Ukraine giao cho hải quân ngay trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea mà Ukraine tuyên bố có chủ quyền.

Theo Washington Times, Trung Quốc sẽ đóng hai chiếc tàu đổ bộ lớp Zubr, dưới sự giám sát của Ukraine.

Năm 2016, Trung Quốc cũng chi 45 triệu USD để mua 3 máy bay tiếp nhiên liệu giữa trời Il-78M của Ukroboronprom, tập đoàn công nghệ quốc phòng nhà nước Ukraine.

Bảo Vĩnh (theo Washington Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Băn khoăn về giá vàng miếng đấu thầu
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đưa nguồn cung vàng ra thị trường thông qua phương thức đấu thầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến đấu cơ Trung Quốc sử dụng động cơ Ukraine