Thủ tướng biểu dương TP.HCM, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước bởi COVID-19, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội thành phố (TP) đạt được những kết quả khả quan "đáng kinh ngạc".

Chính phủ đồng hành với TP.HCM tháo gỡ khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công

Tú Viên | 27/11/2022, 18:07

Thủ tướng biểu dương TP.HCM, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước bởi COVID-19, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội thành phố (TP) đạt được những kết quả khả quan "đáng kinh ngạc".

Chiều 27.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với TP.HCM về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai các công trình trọng điểm.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, TP.HCM từng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước bởi dịch COVID-19 nhưng đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của TP đã đạt được những thành tích rất khả quan. An sinh xã hội được quan tâm, hoạt động đối ngoại tiếp tục đẩy mạnh, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

thutuong_phamminhchinh_ceqc.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với TP.HCM về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

"Trong thành tích chung của cả nước, có đóng góp quan trọng của TP.HCM, một đầu tàu kinh tế, động lực phát triển của đất nước. Qua đó truyền cảm hứng cho sự phát triển chung", Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của TP.HCM.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, TP.HCM đã đóng góp quan trọng vào thành quả chung của cả nước, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (dưới 3% trong 10 tháng). Tăng trưởng kinh tế 9 tháng của TP.HCM đạt 8,83%, các cân đối lớn được bảo đảm: thu đủ chi, vượt thu so với kế hoạch; xuất đủ nhập (đến hết tháng 10, cả nước xuất siêu 9,4 tỉ USD).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 ước tăng hơn 9% (năm 2021 giảm 6,78%) và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6 - 6,5%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của thành phố ước tăng 17,3% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 49,5 tỉ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp TPHCM ước đạt 66,2 tỉ USD, tăng 10%.

Bên cạnh đó, công tác thu ngân sách Nhà nước của TP.HCM cũng đạt kết quả khả quan, ước đạt 457,5 nghìn tỉ đồng (chiếm 1/3 tổng thu ngân sách cả nước), vượt 18,4% dự toán được giao và tăng hơn 17% so với cùng kỳ.

Nhấn mạnh về yếu tố cân đối lương thực (xuất khẩu nông sản đạt 45 tỉ USD, xuất khẩu gạo hơn 7 triệu tấn), Thủ tướng cho biết thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo phát triển ngành nông nghiệp, giữ vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là mặt hàng ăn uống chiếm tỷ lệ không nhỏ trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá.

Thủ tướng lấy ví dụ, về điều hành giá thị lợn khi giá mặt hàng này sụt giảm mạnh, với mục tiêu để người nông dân yên tâm sản xuất, bảo đảm nguồn cung, nhất là chuẩn bị vào dịp cuối năm, dịp Tết sắp tới, Chính phủ đã có những biện pháp kịp thời, phù hợp. "Việc này phải tuân thủ quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, Nhà nước phải can thiệp để không xảy ra khủng hoảng", Thủ tướng nêu rõ.

Về các bất cập, khó khăn liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần làm lành mạnh hóa thị trường, theo đúng quy định của pháp luật.

"Ai làm sai thì phải xử lý, ai làm tốt thì bảo vệ, xử lý người làm sai để bảo vệ người làm tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng nêu rõ.

Theo Thủ tướng, có nhiều việc phải xử lý, giải quyết để hỗ trợ, tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển nhưng cần chọn một số việc xử lý trước. Đó là giải ngân vốn đầu tư công, một trong những điểm yếu của hệ thống trong nhiều năm và năm nay, việc giải ngân càng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng.

Vì vậy, Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành với TP.HCM để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, cùng TP đưa nguồn lực này vào phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của TP cũng như cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Đã nói thì phải làm, làm thì phải có hiệu quả, hiệu quả là phải mang lại sự phát triển cho Thành phố, cho người dân, cho doanh nghiệp".

Bài liên quan
ADB: Đầu tư công là đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chuyên gia của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng đầu tư công là một "đầu tàu" quan trọng của tăng trưởng kinh tế, song cần hiện thực hóa các kế hoạch để đầu tàu này phát huy sức mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ đồng hành với TP.HCM tháo gỡ khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công