Ngày 6.4, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 63,4 tỉ đồng cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo thuộc ngân sách Trung ương năm 2016 để đào tạo nguồn nhân lực dệt may năm 2016.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam quản lý, sử dụng số kinh phí bổ sung thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Ngày 14.3.2008, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Mục tiêu của đề án này là phát triển ngành dệtmay thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới.
Đồng thời, đề án cũng yêu cầuđảm bảo cho các doanh nghiệp dệtmay phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phấn đầu giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%, tăng trưởng sản xuất đạt 12-14% và đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỉ USD.
Trong đó, Chính phủgiao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các cơ chế chính sách tài chính để hỗ trợ triển khai thực hiện các chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, chương trình phát triển cây bông, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
Theo quy định, kinh phí nhà nước sẽ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt may được bố trí trong dự toán ngân sách trung ương hằng năm.
Trí Lâm