22 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân bị một chuyên viên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đem cho người quen mượn rồi không thể đòi lại được.

Cho mượn 22 sổ đỏ của dân rồi không đòi lại được, cán bộ địa chính đối diện mức án nào?

Mỹ An | 28/08/2020, 18:43

22 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân bị một chuyên viên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đem cho người quen mượn rồi không thể đòi lại được.

Đến chiều 27.8, các cơ quan chức năng đã thu hồi được một số sổ đỏ, đồng thời xác định được số sổ còn lại. Khi được hỏi, hầu hết người dân đều bức xúc trước việc 22 sổ đỏ của họbị bà Dương Thị Ngọc Anh – chuyên viên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) mang đi cho người quen mượn.

Tự ý đem 22 sổ đỏ của dân cho người quen mượn

Sự việc được phát hiện khi Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà rà soát định kỳ các hồ sơ quá hạn giải quyết các loại thủ tục hành chính về đất đai. Đơn vị phát hiện 22 trường hợp hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất đã quá hạn nhưng vẫn chưa có kết quả giải quyết. Trong đó có 6 trường hợp công dân đã nộp thuế và tất cả 22 bản chính sổ đỏ đều không có trong hồ sơ gốc.

Theo sự phân công của chi nhánh này, bà Dương Thị Ngọc Anh - chuyên viên xử lý hồ sơ chuyển quyền giai đoạn 1 được giao kiểm tra, lập phiếu chuyển thông tin hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính và scan hồ sơ chuyển cơ quan thuế sau khi nhận từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Phát hiện sự việc, lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà đã yêu cầu bà Dương Thị Ngọc Anh lập tức giải trình. Theo đó, bà Anh có mối quan hệ quen biết với bà Đào Thị Như Lệ (41 tuổi, trú quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Bà Lệ thường nhờ bà Anh tư vấn xử lý hồ sơ chuyển nhượng, thế chấp sử dụng đất và gửi bán một số bất động sản.

22 sổ đỏ đã được chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai lấy cho người quen mượn - Ảnh: Minh họa

Gần đây, bà Anh lấy 19 cuốn sổ đỏ để đưa cho bàLệ mượn trong thời gian 7-10 ngày, để bà Lệ chứng minh hồ sơ năng lực trong kinh doanh. Ít lâu sau, bà Anh phát hiện số sổ đỏ trên được “cò đất” rao bán trên nhiều nhóm bất động sản. Bà Anh liền liên lạc với bà Lệđể lấy lại số sổ đỏ trên nhưng không được.

Trong bản tường trình, bà Anh đề nghị các đơn vị có biện pháp giúp thu hồi lại các sổ đỏ đã lỡ cho mượn để hoàn trả lại cho công dân, đồng thời có nguyện vọng xin thôi việc.

Trao đổi qua điện thoại với các trường hợp đã bị lấy mất sổ, PV ghi nhận thái độ bức xúc của nhiều người. Một người thường trú quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết đến bây giờ vẫn chưa thể tin rằng cán bộ lại lấy sổ đỏ của dân để phục vụ mục đích cá nhân. “Tôi rất bức xúc và không nghĩ là một cán bộ lại làm như vậy, tôi mới mua một mảnh đất ở Đà Nẵng nhưng bây giờ rất lo, hy vọng sớm tìm lại được để lấy lại niềm tin và uy tín cho thành phố”,người này nói.

Lập đoàn thanh tra, đề nghịcông an vào cuộc

Ngay khi phát hiện vụ việc, ông Lê Phước Thương -Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà cho biết đã đình chỉ tạm thời, buộc bà Dương Thị Ngọc Anh giải trình về sự việc. Lãnh đạo chi nhánh cũng báo cáo lãnh đạo UBND quận Sơn Tràvà Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố, xin phép chuyển hồ sơ qua cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận để điều tra, xử lý theo quy định.

Liên quan đến vụ việc, ngày 27.8, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Công an TP sớm truy xét, thu hồi số sổ đỏ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp để Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà trả kết quả cho công dân và truy cứu trách nhiệm cá nhân có liên quan.

Trụ sở nơi làm việc của văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà - Ảnh: Mỹ An

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thành lập Đoàn thanh tra do Giám đốc sở làm Trưởng đoàn để thanh tra việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà; xử lý nghiêm sai phạm sau khi có kết quả thanh tra.

“Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo vụ việc với lãnh đạo thành phố, đồng thời chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố thống kê, báo cáo chi tiết 22 Giấy chứng nhận nêu trên; rà soát lại toàn bộ quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện khác trên địa bàn thành phố, sớm báo cáo và tham mưu giải pháp chấn chỉnh, xử lý nếu phát hiện sai phạm”,văn bản nêu rõ.

Đối diện với mức phạt nào?

Luật sư Nguyễn Viết Hưng (Văn phòng Luật AMI LAW FIRM, TP Đà Nẵng) cho biết các hành vi của bà Dương Thị Ngọc Anh có dấu hiệu vi phạm theo Điều 356, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội “lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ”. Trường hợp này có thể đối diện mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặcphạt tù từ 1 đến 5 năm. Hành vi này có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

“Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng cần mở rộng điều tra để làm rõ hành vi của người mượn sổ này, xem hành vi có đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không”,luật sư Nguyễn Viết Hưng cho biết.

Mỹ An
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cho mượn 22 sổ đỏ của dân rồi không đòi lại được, cán bộ địa chính đối diện mức án nào?