Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết, việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất đường sẽ chóng giết chết ngành mía đường của Việt Nam.

‘Cho tạm nhập tái xuất đường là giết chết nông dân, giết chết ngành đường’

Trí Lâm | 21/01/2018, 18:52

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết, việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất đường sẽ chóng giết chết ngành mía đường của Việt Nam.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản khẩn cấpgửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị không gia hạn cho các giấy phép tạm nhập tái xuất đường đã hết hạn.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết, việc gia hạn thời gian tạm nhập tái xuất đường sẽ chóng giết chết ngành mía đường của Việt Nam.

Ông Tam nêu quan điểm, trong nước nông dân không tiêu thụ được mía, nhà máy đường không dám ép, mía của nông dân chết ở ngoài đồng. Nông dân cũng như các nhà máy đường từ Nam ra Bắc hiện nay đang điêu đứng mà lại cho tạm nhập tái xuất thì tình hình sẽ càng trầm trọng hơn.

Trong khi đó, ông Tam cho rằng đường tạm nhập tái xuất thẩm thấu rất nhiều vào thị trường trong nước nên phải ngăn cấm điều này. “Khi tàu chở đường từ Thái Lan tạm nhập qua cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc thì được lén đưa ra tiêu thụ ở Việt Nam với số lượng không nhỏ, giá thấp hơn nên gây khó khăn cho các nhà máy”.

“Các nước người ta còn hỗ trợ nông dân, hiện nay các nhà máy cũng đang phải gồng mình lên giúp nông dân. Các bộ, các ngành, nhất là Bộ Công Thương cũng phải nghĩ đến người nông dân một nắng hai sương”, ông Tam nói.

Hiệp hội Mía đường trình Thủ tướng đề nghị, đối với số lượng đường còn lại trong giấy phép tạm nhập tái xuất, không xem xét gia hạn theo kiến nghị của UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Công Thương. Hoạt động xuất khẩu đường tại các cửa khẩu phụ ở Lào Cai nên để ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước.

Đối với lượng đường đã tạm nhập về mà đến nay chưa tái xuất được (hiện tồn kho ở Lào Cai khoảng gần 40.000 tấn), đề nghị thực hiện đúng Khoản 4, Điều 11, Chương 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Có nghĩa là, lượng hàng này buộc phải xuất trả trở lại nước ban đầu.

Hiện niên vụ sản xuất 2018 - 2019 đã vào vụ hơn 2 tháng, nhưng lượng đường tồn kho của niên vụ cũ vẫn còn 200.000 tấn, thêm gần 100.000 tấn của niên vụ sản xuất mới. Hơn nữa, tình hình tiêu thụ đường rất chậm, vì những đối tác tiêu thụ đường ngừng nhập hàng, trông chờ thời điểm thực thi ATIGA (1.1.2018) thuế nhập khẩu đường khu vực ASEAN xuống 0% mới mua hàng.

Lượng đường tồn kho cao nhưng tiêu thụ chậm chạp - Ảnh: Lasuco

So sánh với Thái Lan, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Hội đồng mía đường Thái Lan cấp 3 hạn ngạch. Hạn ngạch A để sản xuất tiêu dùng trong nước cho các nhà máy, hạn ngạch B để xuất khẩu theo kế hoạch và C để xuất khẩu ngoài kế hoạch. Giá đường trong nước tiêu thụ theo giá thị trường, còn giá xuất khẩu thì được trợ giá.

Do đó, giá đường xuất khẩu luôn luôn thấp hơn giá đường tiêu thụ trong nước và cũng thấp hơn so với giá của Việt Nam. Điều này khiến đường Việt Nam không thể cạnh tranh được. Hiện nay, một số quốc gia cũng đang có ý kiến về việc trợ giá của Thái Lan”, ông Doanh nhấn mạnh.

Theo ông Doanh, ở Thái Lan, sản xuất đầu vào có chính sách rõ ràng. Họ hỗ trợ toàn bộ khâu giống cho người trồng mía. Ngân sách của Thái Lan hằng năm cấp kinh phí cho Bộ Nông nghiệp và các hợp tác xã của Thái Lan để họ ký kết hợp đồng với các viện và các trường để nghiên cứu ra giống mía chất lượng cao. Khi giống mía được công nhận thì họ cấp không giống đó cho nông dân.

Bên cạnh đó, đối với lãi suất, quỹ mía đường Thái Lan hỗ trợ 1 - 2% lãi suất cho nông dân Thái Lan mua máy móc, thiết bị, vật tư. Giá mía của Thái Lan các nhà máy chỉ phải mua 500.000 – 600.000 đồng/tấn. Riêng chi phí đầu vào Việt Nam đã cao hơn rất nhiều so với Thái Lan.

Nói với VnEconomy, Hiệp hội Mía đường đề nghị Chính phủ và BộNông nghiệp và Phát triểnnông thôn phê duyệt cho ra đời Quỹ Hỗ trợ ngành mía đường. Kinh phí của quỹ chủ yếu do các doanh nghiệp mía đường tự đóng góp, nhưng hiệp hội chỉ xin 20% khoản tiền từ việc đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đưa vào quỹ này để làm vốn mồi ban đầu, thu hút các doanh nghiệp tham gia.

Hiệp hội cũng kiến nghị BộNông nghiệp và Phát triểnnông thôn sớm phê duyệt đề án tổ chức hệ thống giống mía 3 cấp. BộNông nghiệp và Phát triểnnông thôn cần nhanh chóng đề xuất Chính phủ xây dựng Luật Mía đường để đảm bảo hành lang pháp lý cho ngành phát triển, đồng thời sớm phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành mía đường.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cho tạm nhập tái xuất đường là giết chết nông dân, giết chết ngành đường’