Từ ngày 14 - 17.8, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lên từ 1,5-3,5m. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn.

Chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Trí Lâm | 14/08/2017, 12:33

Từ ngày 14 - 17.8, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lên từ 1,5-3,5m. Nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có Công điện số 36/CĐ-TW về việc ứng phó với diễn biến mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh Bắc Bộ.

Công điện cho biết, từ ngày 13.8 đến hết ngày 16.8, ở Bắc Bộ có mưa dông; riêng các tỉnh vùng núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300mm. Thời gian mưa lớn xảy ra tập trung về đêm và sáng.

Từ ngày 14 - 17.8, trên thượng lưu sông Hồng có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lên từ 1,5-3,5m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái có khả năng đạt mức báo động 1 đến báo động 2.

Nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn.

Công điện yêu cầu rút kinh nghiệm đợt lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái, Sơn La đầu tháng 8.2017 với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 150-250mm; tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài nhiều ngày trước đó đã làm đất bão hoà nước, cùng với địa hình có độ dốc cao, lũ lên nhanh, cộng với địa chất phức tạp nên đã gây ra lũ quét, sạt lở đất và để lại hậu quả rất nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Hiện nay, nhiều hồ chứa nước thủylợi, thủyđiện đã tích đầy nước nên nguy cơcao rủi ro về an toàn công trình và hạ du khi gặp những trận mưa lớn.

Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và chủ động đối phó với các diễn biến của mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khẩn trương phân công cụ thể các thành viên trực tiếp xuống chỉ đạo chính quyền cơ sở và người dân tổ chức kiểm tra, rà soát ngay những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân vàcác đối tượng bị ảnh hưởng,triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp; chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; tăng cường thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, các đối tượng bị ảnh hưởng, nhất là vùng sâuvùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh. Bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người qua lại tại các ngầm, tràn, các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước; bến đò ngang, đò dọc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhất là tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để kịp thời ứng phó khi có yêu cầu.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai căn cứ nhiệm vụ được giao, chủ động rà soát kế hoạch, phương án để đảm bảo an toàn cho người, cơ sở hạ tầng và sản xuất, môi trường, sức khoẻ của người dân, cộng đồng trong khu vực bị ảnh hưởng của mưa lũ.

Trao đổi với phóng viênbáo điện tử Một Thế Giới, GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho biết trận lũ vừa qua tại Yên Bái gây thiệt hại nặng nề có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là địa hình dốc. Mù Cang Chải có địa hình dốc và phân cắt rất mạnh, các sườn núi dốc từ 30 đến 45 độ nên nước lũ chạy xuống dưới mạnh hơn. Hơn nữa, mưa nhiều khiến các tầng đất ngấm nước, bão hòa nên khi có trận mưa lớn thì nước không thẩm thấu được và gây lũ quét, sạt lở.

“Phá rừng cũng có thể là nguyên nhân nhưng tôi không nghĩ đây là nguyên nhân chủ yếu. Tôi cho rằng địa hình vẫn là yếu tố chính của trận lũ vừa qua”, ông Hồng nói.

Theo ông Hồng, để tránh thiệt hại về người thì ngoài việc dự báo sớm và di tản thì điều quan trọng là cần quy hoạch khu dân cư. Những vùng có địa hình dễ gây lũ quét thì hạn chế cho dân vào ở, nếu không khi xảy ra lũ quét thì chạy không kịp, thiệt hại nặng nề.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm