Ông là một trong số những người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ sớm nhất trong các tác phẩm của mình. Tên đường Trương Minh Ký đã được đặt tại TP.HCM. Hiện, UBND TP.Đà Nẵng đang trình lên HĐND chờ thông qua để đặt tên ông cho một tuyến đường ở quận Cẩm Lệ.
Cha Đắc Lộ nói rằng nhờ một cậu bé 13 tuổi (sau này được đặt tên Thánh là Rafael Rhodes) mà ông mới hiểu được hệ thống thanh điệu, lên xuống giọng của người Việt và đó là cơ sở quan trọng để đặt ra các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
Thoạt đầu các nhà nho Việt Nam rất phản đối thứ chữ của “bọn mắt xanh mũi lõ” này, nhưng rồi sau chính họ nhận thức được vai trò của chữ quốc ngữ trong nâng cao dân trí và canh tân đất nước...
Vào đầu thế kỷ 17, một số giáo sĩ Dòng Tên đã xuất bản một vài cuốn sách ngữ vựng và ngữ pháp Nhật theo mẫu tự abc. Chỉ có điều người Nhật đã không tận dụng điều này để cải biến hệ thống chữ viết của họ theo hệ La Tinh nên cho đến giờ người Nhật vẫn dùng các bảng chữ phi La Tinh.
Hội thảo khoa học “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ” sắp diễn ra tại Quảng Nam sẽ làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc của chữ quốc ngữ mà chúng ta đang dùng hiện nay.
Nhiều ý kiến khác nhau và trái chiều xung quanh đề xuất của nhà nghiên cứu Hán Nôm, PGS-TS Nguyễn Tá Nhí về việc "chỉ dùng chữ quốc ngữ thay cho Hán Nôm trên hoành phi, câu đối…” đã tạo sóng dư luận trong bạn đọc báo điện tử Một Thế Giới cũng như trên các diễn đàn mạng và đã nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề này trong suốt mấy ngày qua.
“Chỉ dùng chữ quốc ngữ để thay cho hoành phi, câu đối…”. Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu về Hán Nôm, PGS-TS Nguyễn Tá Nhí (Viện Hán Nôm) vừa đưa ra tại hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng” diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày 2 và 3 tháng 7.2016. Ngay sau đó ý kiến trên đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau về vấn đề này.