Với đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ không áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Bộ GD-ĐT khẳng định không có ý định thay đổi chữ quốc ngữ

Hải Yến | 30/11/2017, 20:18

Với đề xuất thay đổi chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ không áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Chia sẻ với phóng viên, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định: "Ý kiến của PGS-TS Bùi Hiền về cải tiến chữ quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.

Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay".

Trả lời câu hỏi liên quan đến việc nhiều người "ném đá" về những ý kiến thay đổi chữ quốc ngữ của PGS-TS Bùi Hiền, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay Bộ luôn tôn trọng những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học. Nhưng để áp dụng vào thực tế cần có nhiều ý kiến khác nhau cũng như sự xem xét của Quốc hội, Chính phủ. Ngoài ra, những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia là một quá trình nghiên cứu của họ, chính vì thế cần tôn trọng và biết lắng nghe một cách có chọn lọc để đưa ra những vấn đề tốt nhất cho xã hội.

Trước đó, trong cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển(tập 1) do NXB Dân Trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) tháng 9.2017 có bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tếcủa PGS-TSBùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

Một trong những nội dung vềcải tiến theo đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền

PGS-TS Bùi Hiền đã đề xuất một số cải tiến nhằm dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư. Theo đó, cách viết tiếng Việt: "giáo dục" phải viết là "záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"... PGS-TS Bùi Hiền cho biếtchúng ta thường sử dụng 2 -3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).

Hay ví dụ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kýtự mới thay thế nên trong bản trên tạm thời dùng kí tự ghép N' để biểu đạt.

Theo như đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS-TS Bùi Hiền, ông cho rằng sẽ giảm được những khó khăn, không gây lẫn lộn và bất cập cho người dùng, đặc biệt bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 ký tự thay cho 38 ký tự như hiện nay.

Dạ Thảo - Ảnh: Internet
Bài liên quan
Đối thủ mới khiến Giám đốc tìm kiếm Google phải cảnh báo nhân viên ‘mọi thứ đã thay đổi’
Prabhakar Raghavan, Giám đốc tìm kiếm Google, đã cảnh báo nhân viên rằng đã đến lúc chuẩn bị cho một chương mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định không có ý định thay đổi chữ quốc ngữ