Trao đổi với báo chí về đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, dư luận đang có sự hiểu nhầm trước thông tin này.

Chủ tịch Hà Nội lên tiếng về đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư

Trí Lâm | 03/07/2018, 17:49

Trao đổi với báo chí về đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, dư luận đang có sự hiểu nhầm trước thông tin này.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, việc này không vi phạm luật, bởi thực tế chứng minh thư đi đâu cũng phải xuất trình. Còn đơn vị muốn có thông tin thì phải được phép thì mới được truy cập. Việc này có lợi cho người dân, có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho ngành kinh tế.

Cơ sở dữ liệu dân cư là những thông tin như trong chứng minh nhân dân, hộ chiếu và thông tin trong hộ khẩu gồm khoảng bảy thông số, không phải những thông tin về bí mật đời tư, cá nhân. Thông tin này không chỉ dùng trong ngành công an mà chia sẻ cho các ngành như ngân hàng, đơn vị hành chính, đơn vị công chứng…

Theo luật dân cư, việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư hiện nay giao cho Bộ Công an; theo Luật phí và Lệ phí quy định thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư do Bộ Công an thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư do Bộ Công an thực hiện phải đến 2020 – 2021 mới xong, trong khi Hà Nội đã thực hiện xong.

Thay vì chờ Bộ Công an thì Hà Nội đề xuất dựa trên quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương thì việc quản lý dân cư do thẩm quyền Chủ tịch UBND TP và Chủ tịch UBND TP được ban hành giá.

Về việc bảo mật tránh bị khai thác thông tin vào mục đích xấu, ông Chung khẳng định là không bao giờ lộ và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Ví dụ như cấp cho một đơn vị làm công chứng thì chỉ có đơn vị đó mở được. Hệ thống mạng dữ liệu sẽ kiểm soát được, truy vết được ngày nào, ai mở xem và mở cái đó nhằm mục đích gì. Người khác chỉ mở được khi người dân cung cấp đúng mã.

Trước kia tỉnh nào biết tỉnh ấy, bây giờ Bộ Công an tích hợp vào làm một giống như cơ sở dữ liệu BHYT được BHXH Việt Nam thực hiện quản lý trên toàn quốc 3 năm nay.

Ông Chung cũng cho biết những lĩnh vực dùng nhiều đến cơ sở dữ liệu này đó là: Công chứng, liên quan các dịch vụ bán hàng, ngân hàng, chống làm giả (các loại chứng minh thư, bằng giả…). Tới đây phải số hóa và thực ra các quy định có hết rồi nhưng chúng ta chưa làm.

Ông Chung cũng lưu ý, đây mới là đề xuất của Hà Nội còn được thực hiện hay không còn chờ quyết định của Chính phủ. Vấn đề này Hà Nội cũng đã đề xuất cách đây hơn một năm, cho đến hôm nay mới đưa công khai.

“Theo kinh nghiệm các nước mà tôi biết thì thành phố, địa phương nào mạnh thì Chính phủ cho ứng dụng trước để rút kinh nghiệm. Chứ mai kia cùng một lúc 63 tỉnh thành với hơn 90 triệu dân thì e rằng chả có máy chủ nào mà chứa được”, ông Chung nói.

Trước đó, tại phiên họp trực tuyến Chính phủ sáng 2.7, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho Hà Nội được thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác.

UBND TP.Hà Nội trước đó cũng đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn TP.Hà Nội. Đây là tập hợp thông tin cơ bản về công dân Việt Nam được xây dựng, thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng qua các phương tiện điện tử.

Hệ cơ sở dữ liệu này được xây dựng thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân.

Bộ Tài chính cũng đã dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Dự thảo đề xuất mức thu phí khai thác dữ liệu tổng hợp dân cư như sau: báo cáo thống kê tổng hợp dữ liệu dân cư cấp tỉnh, thành phố, mức phí là 250.000 đồng/báo cáo; báo cáo thống kê tổng hợp dữ liệu dân cư cấp quận, huyện có mức phí 200.000 đồng/báo cáo; báo cáo thống kê tổng hợp dữ liệu dân cư cấp xã, phường, thị trấn có mức phí 150.000 đồng/báo cáo. Đối với khai thác dữ liệu chi tiết dân cư, mức phí là 800 đồng cho mỗi mộtthông tin về công dân.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
9 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Hà Nội lên tiếng về đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư