“Ngay cả vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, vấn đề chủ lô hàng, vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá như thế nào là lô hàng phế liệu Bộ TN-MT cũng không công bố, chỉ là một văn bản hướng dẫn, không đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói.

Chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn thế nào là hàng phế liệu?

Trí Lâm | 31/08/2018, 12:30

“Ngay cả vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, vấn đề chủ lô hàng, vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá như thế nào là lô hàng phế liệu Bộ TN-MT cũng không công bố, chỉ là một văn bản hướng dẫn, không đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói.

Trả lời báo chí về việc có nhiều nghi vấn trong việc giám định chứng thư được cấp phép nhập khẩu phế liệu, Bộ trưởng -Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết có thông tin trên báo chí rằng Việt Nam có số lượng lớn container phế liệu nhập khẩu vào vàđang tồn đọnggần 6.000 container. Sau khi có thông tin đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ TN-MT báo cáo.

Theo Bộ trưởng Dũng, hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam mục đích làm nguyên liệu sản xuất. Việc cấp tạm nhập, tái xuất phế liệu là thẩm quyền của Bộ Công Thương, nhưng trong quá trình rà soát lại thì Bộ Công Thương không cấp phép tạm nhập, tái xuất phế liệu mà là thẩm quyền Bộ TN-MT.

Bộ TN-MT có đánh giá, rất nhiều container do doanh nghiệp có nhu cầu nhập về sản xuất giấy, thép là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại, các cơ quan hải quan của Bộ Tài chính báo cáo không hẳn tất cả container có chủ, nhiều container vô chủ.

“Ngay cả vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, vấn đề chủ lô hàng, vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá như thế nào là lô hàng phế liệu Bộ TN-MT cũng không công bố, chỉ là một văn bản hướng dẫn, không đủ quy chuẩn, tiêu chuẩn”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, trong quản lý của Nhà nước, vấn đề này cần xem xét lại. Do đó, Thủ tướng có kết luận giao cho các cơ quan, địa phương liên quan tổ chức thanh tra toàn bộ kết quả liên quan đến các lô hàng container nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đó, đánh giá chính xác để báo cáo Chính phủ và có phương án giải quyết, xử lý vấn đề này.

Thủ tướng chỉ đạo xem xét rà kỹ lại, đặc biệt là việc lợi dụng cấp phép, lợi dụng danh nghĩa công ty để nhập khẩu, có sự mua bán, thương mại hóa trong vấn đề này hay không. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn có nhu cầu nhập khẩu phế liệu giấy, sắt thép thì tiếp tục được Nhà nước cho phép và cấp giấy phép nhập khẩu để duy trì hoạt động bình thường.

“Còn với tất cả những việc khác yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ. Kết quả thanh tra và báo cáo cụ thể từng vấn đề thì hiện nay Bộ TN-MT, cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra, chưa báo cáo. Đồng thời Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công an tiến hành xem xét điều tra tổng thể vấn đề này”, ông Dũng nói.

Trong tháng 8 này, Bộ TN-MT sẽ thanh tra 3 nội dung. Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận theo Thông tư 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT và Thông tư41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thời kỳ thanh tra từ lúc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đến nay.

Thứ hai, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức đã được Bộ TN-MT chỉ định tham gia chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thời kỳ thanh tra từ ngày 27.10.2015 đến nay.

Thứ ba làthanh tra công tác cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của Tổng cục Môi trường, thời kỳ thanh tra từ ngày 27.10.2015 đến nay và công tác cấp giấy chứng nhận của các Sở TN-MT, thời kỳ thanh tra từ ngày 1.1.2013 đến nay.

Cũng theo Bộ TN-MT, qua kiểm tra, rà soát, mặc dù số lượng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu được cấp không nhiều nhưng số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng lại quá lớn.

Từ năm 2016 đến hết tháng 5.2018, Bộ TN-MT mới chỉ cấp 242 giấy xác nhận trên phạm vi cả nước. Trong đó, 139 giấy xác nhận cấp cho cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu trực tiếp; 103 giấy xác nhận cấp cho doanh nghiệp nhận ủy thác. Tuy nhiên, có đến hơn 5.700 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng biển, tập trung nhiều nhất ở các cảng của TP.HCM. Tại Tân Cảng Sài Gòn, tính đến thời điểm ngày 26.6.2018, số lượng phế liệu nhập khẩu tồn đọng là 4.480 container, trong đó riêng tại cảng Cát Lái là 3.464 container.

Nhiều chủ hàng hoặc doanh nghiệp chưa có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu vẫn ký hợp đồng mua bán. Vì vậy, nhiều lô hàng về đến Việt Nam nhưng không thể làm thủ tục nhập khẩu dẫn đến tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển. Chưa kể các chủ hàng còn lợi dụng làm giả mạo giấy phép nhập khẩu và nhập khẩu phế liệu không đúng quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép khi bị phát hiện đã “bỏ của chạy lấy người”.

Theo Bộ TN-MT, để xảy ra tình trạng này một phần là do chưa có cơ chế phòng ngừa, kiểm soát việc nhập khẩu phế liệu từ xa, từ ngoài biên giới (nước ngoài), chỉ khi tàu cập cảng, hàng hóa được vận chuyển sắp xếp lên bờ lúc đó mới làm thủ tục thông quan, mới kiểm tra giấy phép nhập khẩu phế liệu; các doanh nghiệp sử dụng phế liệu nhập khẩu cũng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn thế nào là hàng phế liệu?