Chưa kịp "hoàn hồn" sau cú sốc tác động của dịch bệnh đợt trước, ngành hàng không và đường sắt lại chuẩn bị chịu tác động tiêu cực lần hai khi phải ngưng hoạt động nhiều chuyến bay và nhiều đoàn tàu. Nếu như Vietnam Airlines báo lỗ hơn 6.600 tỉ đồng nửa đầu năm nay thì Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lỗ khoảng 450 tỉ đồng, dự kiến cả năm nay sẽ "ôm" lỗ tới gần 1.400 tỉ đồng.

Chưa kịp 'hoàn hồn', hàng không và đường sắt lại 'thấm đòn' đợt dịch mới

01/08/2020, 19:14

Chưa kịp "hoàn hồn" sau cú sốc tác động của dịch bệnh đợt trước, ngành hàng không và đường sắt lại chuẩn bị chịu tác động tiêu cực lần hai khi phải ngưng hoạt động nhiều chuyến bay và nhiều đoàn tàu. Nếu như Vietnam Airlines báo lỗ hơn 6.600 tỉ đồng nửa đầu năm nay thì Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lỗ khoảng 450 tỉ đồng, dự kiến cả năm nay sẽ "ôm" lỗ tới gần 1.400 tỉ đồng.

Ngành hàng không và đường sắt thi nhau báo lỗ trong đợt dịch mới - Ảnh: T.N

Do dịch COVID-19 lại bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước những ngày qua nên Bộ Giao thông Vận tải tối 27.7 đã ra thông báo khẩn yêu cầu dừng toàn bộ chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa, dừng đường sắt và đường bộ đi, đến Đà Nẵng từ 0 giờ ngày 28.7.

Với lĩnh vực hàng không, dừng toàn bộ chuyến bay chở khách trên các đường bay nội địa đi. Với lĩnh vực đường sắt, tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách xuất phát và kết thúc tại ga Đà Nẵng. Với tuyến Hà Nội - TP.HCM vẫn khai thác bình thường nhưng không được đón, trả khách tại ga Đà Nẵng, riêng các tàu khách SE5/SE6, SE9/SE10, SE27/SE28 đã xuất phát tại ga Hà Nội, ga Sài Gòn trước 0 giờ ngày 28.7 có hành trình qua ga Đà Nẵng thì được dừng đỗ để trả khách tại ga.

Lệnh dừng nhiều hoạt động bay và đi lại của các đoàn tàu như một "gáo nước lạnh" tạt vào hai ngành vận tải chủ chốt là hàng không và đường sắt, trong khi những thiệt hại và tổn thất từ đợt dịch trước vẫn còn chưa phục hồi thì giờ lại "thấm đòn" tiếp trong đợt dịch mới.

Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết trong quý 2 vừa qua doanh thu giảm 75% so với quý 1, chỉ đạt 6.000 tỉ đồng. Trong khi đó, giá vốn vượt quá nhiều doanh thu cùng việc trừ đi các khoản chi phí... khiến Vietnam Airlines lỗ hơn 4.000 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 169 tỉ đồng.

Theo đó, tính chung 6 tháng đầu năm nay, đơn vị này lỗ hơn 6.642 tỉ đồng, doanh thu thuần giảm 50% còn hơn 24.800 tỉ đồng. Đáng chú ý, tổng tài sản của Vietnam Airlines còn "bay hơi" gần 10.000 tỉ đồng, chỉ còn 66.690 tỉ đồng tính đến ngày 30.6.2020.

Mức lỗ quý 2/2020 và 6 tháng đầu năm của Vietnam Airlines

Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng đột biến hơn 4.500 tỉ đồng so với đầu năm, lên tới 11.000 tỉ đồng. Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, lãnh đạo Vietnam Airlines ước tính cả năm nay đơn vị có thể lỗ ròng tới 13.000 tỉ đồng.

Trong khi đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết 6 tháng đầu năm, doanh thu vận tải vẫn chỉ đạt khoảng 1.631 tỉ đồng, bằng 70% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến 6 tháng đầu năm lỗ từ hoạt động vận tải khoảng 450,6 tỉ đồng.

VNR cho biết tính từ tháng 2 đến thời điểm tháng 5.2020, Tổng công ty đã giảm khai thác 2.886 chuyến tàu so với cùng kỳ. Sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội nhưng chưa công bố hết dịch, đến nay tỷ lệ chiếm chỗ trên các đoàn tàu cũng chỉ đạt trên dưới 56%.

Theo tính toán, nếu dịch COVID-19 kết thúc trong quý 2/2020, đơn vị dự kiến lỗ 694 tỉ đồng. Nếu dịch kết thúc vào quý 3/2020 dự kiến lỗ hơn 842 tỉ đồng. Nếu dịch kết thúc vào quý 4/2020, đơn vị lỗ tới hơn 936 tỉ đồng. Như vậy, "Ông lớn" ngành đường sắt nhìn nhận một cách tổng thể, nếu tính đúng và tính đủ đến tác động của dịch COVID-19, tổng công ty có thể còn bi đát hơn mức lỗ dự kiến gần 1.400 tỉ đồng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Hàng không tăng chuyến, giá vé tàu xe 'nóng' dịp lễ 30.4 - 1.5
Còn khoảng hơn nửa tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5, hiện nay nhiều phương tiện di chuyển như máy bay, xe khách... đã tăng giá vé, tăng chuyến để phục vụ nhu cầu của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa kịp 'hoàn hồn', hàng không và đường sắt lại 'thấm đòn' đợt dịch mới