Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một khái niệm mới ở Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), loại hình này sẽ phát triển mạnh và có nhiều đóng góp cho xã hội trong tương lai nếu được tạo điều kiện phát triển. 

Chưa xây chính sách đã xây rào cản thì không phát triển được

23/02/2014, 06:53

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một khái niệm mới ở Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), loại hình này sẽ phát triển mạnh và có nhiều đóng góp cho xã hội trong tương lai nếu được tạo điều kiện phát triển. 

Điểm khác biệt giữa DNXH và các DN khác thể hiện ở điểm nào, thưa ông?

DNXH cũng như bất kì một DN nào khác và tồn tại dưới các hình thức pháp lí khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần… Tuy nhiên DNXH khác DN khác ở chỗ là nó thành lập với sứ mệnh xác định được vấn đề xã hội hoặc môi trường và hoạt động của nó là để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường đã được định hướng ấy.

Tìm kiếm lợi nhuận không phải là mục tiêu cuối cùng mà lợi nhuận chỉ là mục tiêu trung gian, lấy lợi nhuận đó tiếp tục phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội mà họ đã đặt ra. Với cách như vậy không có nghĩa tất cả DN là DNXH mà chỉ một bộ phận trong các DN đã tồn tại.

Tuy nhiên xu hướng hiện nay, xã hội càng phát triển thì các vấn đề xã hội càng nhiều thêm và nhiều khi đấy là cơ hội để kinh doanh. Các nhà đầu tư xã hội tìm kiếm được những cơ hội đó và người ta thu được lợi ích như các DN bình thường nhưng có thêm phần giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy kinh nghiệm của các nước số DNXH ngày càng nhiều và VN cũng tương tự.

Thực tế, những khó khăn chung đối với DNXH có thể kể đến gồm những gì?

Điều này tùy thuộc vào từng quốc gia nhưng trước hết khó khăn của DNXH cũng tương tự các DN khác. Nhưng đặc thù riêng thị trường của các DNXH rất nhỏ và thường đi phục vụ nhu cầu của tầng lớp đáy xã hội có thu nhập không cao. Nên đòi hỏi của các DN này làm làm sao cạnh tranh được với các DN bình thường và phục vụ được nhu cầu của XH.
Ví dụ như với một DN dệt may bình thường họ có thể chọn địa điểm thuận lới, nhân công lành nghề… và sản xuất ra để xuất qua nước ngoài để bán còn DN dệt may xã hội thì phải gắn với giải quyết vấn đề xã hội ở như tạo công ăn việc làm cho phụ nữ nghèo, phải tồn tại ở cộng đồng nghèo đó, không đưa lao động nơi khác đến mà phải bỏ tiền đào tạo chính tại cộng đồng này. Đặc biệt là về nguồn lực của DNXH không có khả năng huy động như là DN bình thường trong khi chi phí họ bỏ ra để làm là rất lớn.

Chính phủ nên hỗ trợ DNXH như thế nào để phù hợp với tình hình đất nước hiện nay?

Một là xây dựng khung pháp lí như chúng ta đang làm.

Hai là tạo thị trường. Chính phủ là một bên tiêu dùng rất lớn, nếu Chính phủ mua các sản phẩm của DNXH thì sẽ tạo cho họ một thị trường lớn. Chính phủ chi tiêu trong lĩnh vực xã hội cũng rất lớn như: giáo dục, y tế,… nên có thể ưu tiên mua những sản phẩm của DN này. DN vừa hoạt động để giải quyết vấn đề XH, Chính phủ cũng làm giải quyết vấn đề xã hội của mình và như thế sẽ tạo thị trường cho DNXH.

Thứ ba là nâng cao năng lực qua các tổ chức trung gian. Ví dụ như tài chính cũng có đặc thù, đào tạo cũng có đặc thù… phù hợp với các DNXH. Chính phủ có nhiều việc có thể làm được và có thể làm chính sách xã hội dựa trên phương thức kinh doanh này.

Chúng ta chưa đến lúc phải hỗ trợ mà chỉ mới bước khởi đầu thừa nhận DNXH về mặt pháp lí và xã hội, tuyên truyền, nâng cao nhận thức… Trong giai đoạn hiện nay cách hỗ trợ DNXH chưa nên là hỗ trợ trực tiếp như ưu đãi về thuế, cho cái này cái kia mà chỉ nên phát triển thị trường. Nhà nước thay đổi cách thức chi tiêu, tạo thị trường cho DNXH thì sẽ mang lại hữu ích nhiều hơn.

Ở Việt Nam hiện nay chúng ta đã hội đủ các yếu tố để phát triển DNXH hay chưa, thưa ông?
Chua xay chinh sach da xay rao can thi khong phat trien duoc
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM. Ảnh: TTO.

Khái niệm DNXH mới du nhập vào Việt Nam cách đây ba năm và cũng tình cờ vào thời kì khủng hoảng toàn cầu 2009 thì DNXH nổi lên như một biện pháp hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội do khủng hoảng tạo ra.

Việc nâng cao nhận thức dần dần để nhận biết được DNXH là gì, hoạt động ra sao...là cần thiết để từ đó Chính phủ dần chú ý đến và sẽ thiết kế chính sách để cho DNXH hoạt động.

Trong Luật doanh nghiệp sửa đổi sắp trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới, DNXH cũng sẽ được đề cấp tới?

Bước đầu tiên là phải hình dung đối tượng của chính sách đó là gì, họ là ai lúc đó mình thiết lập chính sách phù hợp. Luật DN sửa đổi lần này đưa ra định nghĩa thừa nhận về mặt pháp lí đối với DNXH. Những quyền và nghĩa vụ đặc thù của DNXH. Dựa trên những quyền và nghĩa vụ đó chúng ta sẽ xây dựng những chính sách hỗ trợ cho họ thực hiện những quyền riêng đặc thù, đồng thời nhà nước quản lí được để họ đảm bảo nghĩa vụ quy định trong luật. Đó là hình hài đầu tiên của DNXH trong chính sách để thúc đẩy họ phát triển.

Như ông nói, DNXH vừa khó khăn trong việc thu hút nguồn lực vừa không thu về lợi nhuận riêng cho họ mà chủ yếu hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội. Vậy nhà nước có định hướng nào để thu hút nhiều DN khác tham gia hoạt động như DNXH?

Qua khảo sát và trao đổi với các DNXH, kì vọng đầu tiên của họ là được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lí. Từ thừa nhận về mặt pháp lí thì được thừa nhận về mặt XH để nhiều bên quan tâm, hiểu biết hơn về họ và cùng chia sẻ giá trị trong xã hội. Họ chỉ mới mong muốn được như thế chứ chưa mong muốn được nhà nước có chính sách ưu ái… Tuy nhiên dần dần sẽ có những bước tiến hơn thế.

Vậy theo ông tiềm năng phát triển DNXH ở ta như thế nào?

Trước hết phải xem xã hội mình có theo đuổi giá trị nào không. Một quốc gia như Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa và chú trọng nhiều đến giải quyết các vấn đề xã hội thì đó là điều kiện thuận lợi thúc đẩy DNXH. Kinh tế càng phát triển thì vấn đề xã hội càng đa dạng hơn, với tình hình khách quan và giá trị chúng ta hướng đến thì họ có dư địa để tồn tại và phát triển.

Vậy chúng ta có cơ chế nào để kiểm soát được rằng DN đó hoạt động để giải quyết các vấn đề XH để tránh tình trạng mượn danh, núp bóng?

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Câu chuyện núp bóng, lợi dụng đều có cả nhưng trước hết mình phải tin DN đã. Nếu mình không tin thì chưa xây dựng chính sách đã xây một rào cản thì không bao giờ chính sách này ra đời cả.

Phong Vũ (thực hiện)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
33 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa xây chính sách đã xây rào cản thì không phát triển được