Nhiều người dùng hoang mang vì đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 từ lâu nhưng không được cập nhật trên hệ thống, không có mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử trong mục Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19.

Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 đột ngột biến mất trên ứng dụng, Cục CNTT - Bộ Y tế nói gì?

P.V | 12/09/2021, 15:49

Nhiều người dùng hoang mang vì đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 từ lâu nhưng không được cập nhật trên hệ thống, không có mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử trong mục Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19.

Những ngày gần đây, nhiều người dân tại TP.HCM và Hà Nội phản ánh rằng chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 của họ đã đột ngột biến mất trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử mà không rõ nguyên nhân. Điều này đã gây ra không ít hoang mang và lo lắng cho nhiều người dùng, nhất là người dân TP.HCM. Bởi nếu thông tin tiêm chủng chưa được cập nhật có thể gây nhiều khó khăn và phiền toái sau này khi cần xuất trình chứng nhận tiêm vắc xin. Nhất là khi TP.HCM và nhiều địa phương trong cả nước đã lên kế hoạch triển khai "thẻ xanh COVID-19" để người dân tham gia các hoạt động lao động, sản xuất và sinh hoạt xã hội dựa theo mức độ kiểm soát dịch.

hoangmang2.jpg
Nhiều người dân TP.HCM hoang mang khi chứng nhận tiêm chủng vắc xin biến mất hoặc không cập nhật trên ứng dụng

Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Y tế) thì ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử được kết nối trực tiếp với Hệ thống Tiêm chủng COVID-19 của Bộ Y tế. Mã QR trên Sổ sức khỏe điện tử sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19.

Về nguyên tắc, khi thực hiện việc tiêm vắc xin, các đơn vị sẽ cập nhật thông tin của người dân lên hệ thống tiemchungcovid19.moh.gov.vn và sau khi tiêm, người dân sẽ có kết quả tiêm ngay trên Sổ sức khỏe điện tử.

Theo ông Nguyễn Trường Nam, hiện đa số người đã tiêm vắc xin COVID-19 trên cả nước đều được cập nhật thông tin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia. Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống mới vận hành, chưa phải tất cả các đơn vị tiêm đã tổ chức tiêm trên phần mềm nên dẫn đến dữ liệu bị cập nhật chậm lên hệ thống.

Ông Nam cho biết, Bộ Y tế đã có văn bản đôn đốc các đơn vị triển khai tiêm vắc xin COVID-19, đồng thời cập nhật kết quả tiêm trước đó lên hệ thống trước ngày 20.9.

Người dân cần làm gì?

Người dân muốn cập nhật hay điều chỉnh thông tin tiêm vắc xin, cần cung cấp đầy đủ thông tin, đính kèm ảnh chụp Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 vào phần phản ánh thông tin tiêm vắc xin COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng tiemchungcovid19.gov.vn hoặc đến số đường dây nóng 19009095.

Sau đó, người dân cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết như họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/căn cước công dân, đơn vị công tác, số điện thoại và cuối cùng là mục thông tin cần điều chỉnh.

Tại đây, người dùng có thể gửi yêu cầu điều chỉnh thông tin về mũi tiêm một, mũi tiêm 2 hoặc cả hai mũi, sau đó nhập thông tin cần điều chỉnh và bấm thêm tệp để tải lên giấy chứng nhận được cấp trước đó và bấm gửi.

Đơn vị tiêm vắc xin COVID-19 sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và nhập dữ liệu của người được tiêm vắc xin lên hệ thống. Vì vậy, người dân có thể liên hệ với điểm tiêm chủng để đơn vị cập nhật đầy đủ các mũi tiêm vắc xin COVID-19.

Trước đó, vào chiều 11.9, đại diện Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - đơn vị được giao triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia cũng đã xác nhận về tình trạng mất giấy chứng nhận trên Sổ sức khỏe điện tử.

Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, Việt Nam đã tiếp nhận trên 34 triệu liều vắc xin COVID-19 từ các nguồn khác nhau. Đến sáng 12.9, cả nước đã tiêm chủng gần 28,3 triệu liều vắc xin.
Về kết quả tiêm ít nhất 1 liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương tính đến ngày 11.9, Bộ Y tế cho biết TP.HCM đã tiêm 7,4 triệu liều (đạt 100%); Bình Dương đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 82%); Đồng Nai đã tiêm 1,3 triệu liều (đạt 60%); Long An đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 100%); Hà Nội đã tiêm 4,4 triệu liều (đạt 77%).
Riêng số mũi 2 đã tiêm được tại TP.HCM là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng nhận tiêm vắc xin COVID-19 đột ngột biến mất trên ứng dụng, Cục CNTT - Bộ Y tế nói gì?