Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến từ ngày 12 đến hết ngày 25.5 đã và đang nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Đừng biến học sinh thành 'mọt sách thời hiện đại'

Hải Yến | 05/05/2017, 15:26

Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến từ ngày 12 đến hết ngày 25.5 đã và đang nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Khẳng định những điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đã được dư luận xã hội ghi nhận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, hiện vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, thậm chí trái chiều về một số nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, ông Nhạ cho rằng, đổi mới chương trình sách giáo khoa là nhiệm vụ lớn và phức tạp, do vậy, những ý kiến phản biện trái chiều là bình thường và cần thiết.

Chia sẻ với phóng viên về những lo lắng của mình, TS Bùi Gia Thịnh - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết việc chương trình đổi mới giáo dục phổ thông quan trọng nhất là việc nâng cao phẩm chất, năng lực của học sinh ở thời kỳ đổi mới, tuy nhiên với chương trình nặng nề, ôm đồm này, khó có thể xác định, xây dựng được đúng mục tiêu của chương trình.

Ở cấp tiểu học, học sinh chỉ học những môn cơ bản, nhưng khung chương trình lại đưa ra các môn như: Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Trải nghiệm sáng tạo... Ở cấp học nhỏ học sinh bị nhồi nhét quá nhiều, có lẽ những người xây dựng chương trình đọc quá nhiều nghị quyết, chính sách nên đặt hình mẫu trẻ em không khác gì những "mọt sách thời hiện đại".

Bên cạnh đó, chia sẻ ý kiến của mình, hiệu trưởng trường THPT Thực nghiệm, cô giáo Phan Thị Luyến cho hay các môn học từ lớp 11, 12 là định hướng học sinh, tuy nhiên ở chương trình mới thì học sinh lại học đều tất cả các môn. Các lớp 7,8,9, thì học sinh học 5-6 tiết/1 ngày, cả tuần học đủ 30 tiết, vậy thời gian nào cho các em vui chơi, hoạt động ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt câu lạc bộ..?

Cho rằng thời gian khá gấp gáp như GS Nguyễn Minh Thuyết đề ra là áp dụng ngay trong năm học 2018, một giáo viên trường THPT Amsterdam, Hà Nộicho rằngđội ngũ giáo viên hiện nay đang được giảng dạy ở mô hình cũ và ở chương trình giáo dục phổ thông mới thêm các môn học như: Âm nhạc, Mỹ thuật tại cấp THPT thì sẽ khó khăn, vì không thể để các giáo viên không chuyên giảng dạy và để đào tạo một lớp giáo viên mới thì rất khó và tốn kém. Chưa kể đến việc ở dự thảo giáo dục phổ thông mới này, vai trò của giáo viên dường như tăng lên mà chế độ đãi ngộ, lương bổng, sự quan tâm tới môi trường giáo dục của Bộ GD-ĐT dành cho giáo viên lại không cao.

"Để chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đi vào thực tế cần quan tâm đến việc biên soạn sách giáo khoa sao cho hợp lý và việc bồi dưỡng gíáo viên, bảo đảm cơ sở vật chất trường học, đổi mới phương pháp giáo dục, phối hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, trong đó có việc xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng là nền tảng.

Để triển khai đầy đủ và hiệu quả chương trình mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong việc áp dụng công nghệ thông tin, cũng như tiếp cận với các thiết bị dạy học hiện đại trên thế giới, việc quan tâm đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất cho nhà trường là rất cần thiết." - giáo viên này nêu ý kiến.

Đánh giá cao những điểm mới trong dự thảo lần này, TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch hội đồng quản trị hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng việc cần làm hiện nay chính là đào tạo lại đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng mà chúng ta đã có lâu nay. Đội ngũ giáo viên hiện này đã được đào tạo từ hàng chục năm trước và vẫn nặng nề về việc truyền thụ kiến thức, vì vậy, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới vào thực tế sẽ gặp khó khăn.

Trong đó, chúng ta cần ưu tiên đào tạo cơ bản lại đội ngũ quản lý, cụ thể chính là các Hiệu trường để họ có đủ trình độ triển khai chương trình đổi mới về từng cơ sở, đến từng giáo viên đứng lớp. Điều này sẽ giảm chi phí và khối lượng công việc so với việc đào tạo lại toàn bộ đội ngũ giáo viên đứng lớp. \

“Chúng ta biết rằng thầy cô là yếu tố quyết định thành công của đổi mới, họ thay đổi thì hệ thống giáo dục của nước nhà mới thay đổi được. Song song với việc chuẩn bị tốt về giáo viên, cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt cơ sở vật chất. Khi không có đủ điều kiện thì sẽ khó thành công.

Theo như dự thảo, chương trình mới sẽ áp dụng từ năm 2018, như vậy thời gian không còn nhiều. Phía Bộ cần phải tính toán một cách đồng bộ về vấn đề này vì dự thảo chương trình mới sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của vào sự đổi mới từ sách giáo khoa cho đến cơ sở vật chất, giáo viên... nên việc tính toán, cân nhắc kỹ không chỉ riêng mỗi ngành giáo dục mà của toàn xã hội” – ông Hòa lưu ý.

Được biết, tổng kinh phí thực hiện dự án đổi mới giáo dục phổ thông là 80 triệu USD, gồm 77 triệu USD vốn ODA vay ưu đãi và 3 triệu USD vốn đối ứng. Dự án chia làm 2 phần: Phần 1 là hỗ trợ phát triển CT với tổng kinh phí 16.431.850 USD. Trong đó xây dựng chương trình (gồm CT tổng thể và các CT môn học) là 6.414.900 USD, thực hiện chương trình là 10.016.950 USD.

Phần 2 gồm hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoatheo chương trình với tổng kinh phí 20.568.150 USD. Trong đó biên soạn một bộ sách giáo khoado Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện là 16.068.150 USD, kể cả việc biên soạn sách song ngữ (tiếng Việt - tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết) của một số môn học ở tiểu học, biên soạn và thử nghiệm sách giáo khoađiện tử..., cấpsách giáo khoacho học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 4,5 triệu USD. Hơn 37,5 triệu USD nhằm hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
7 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Đừng biến học sinh thành 'mọt sách thời hiện đại'