Chuyên gia Đào Trung Thành cho rằng chuyển đổi số được nói rất nhiều nhưng có rất ít chuyển biến thực chất. Một báo cáo của McKinsey cho biết, có tới 70 – 80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại.

Chuyển đổi số: Nói nhiều, chuyển biến ít và đến 70-80% doanh nghiệp thất bại

Lam Thanh | 09/10/2022, 22:00

Chuyên gia Đào Trung Thành cho rằng chuyển đổi số được nói rất nhiều nhưng có rất ít chuyển biến thực chất. Một báo cáo của McKinsey cho biết, có tới 70 – 80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại.

Chuyển đổi số - hướng đi chiến lược để doanh nghiệp phát triển

Tại hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp” ngày 9.10, ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc khối Nghiệp vụ doanh nghiệp và Tư vấn giải pháp tại FPT Digital cho rằng chuyển đổi số đã trở thành một hướng đi chiến lược cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Theo đó, doanh nghiệp nào có chiến lược chuyển đổi số bài bản, nhanh chóng, phù hợp sẽ giành ưu thế trên đường đua.

Ông Minh cho biết, hiện nay, có khoảng 38% doanh nghiệp trên thế giới đầu tư trọng điểm vào công nghệ để chiếm lĩnh thị trường; 30% doanh nghiệp hiện đại hóa công nghệ lõi và năng lực để đảm bảo vận hành thông suốt; 19% doanh nghiệp tái thiết kế việc kinh doanh xoanh quanh công nghệ và 10% doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số với mục tiêu tiết giảm chi phí.

Chuyên gia này cho rằng, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng để tạo tiền đề cho định hướng chuyển đổi số, cùng với đó là sự đồng lòng tham gia chuyển đổi số của phần lớn nhân sự tập đoàn. Trong đó, lãnh đạo cấp cao cần nhận thức rõ các thách thức, cơ hội để đạt được mục tiêu chiến lược thông qua chuyển đổi số.

Ông Huỳnh Long Thủy – Tổng giám đốc VieON nêu quan điểm, nhiều người cho rằng đã là một doanh nghiệp về công nghệ thì không cần thiết phải chuyển đổi số nữa, nhưng thực chất chuyển đổi số vẫn là một vấn đề khó khăn.

“Câu hỏi đặt ra ở đây là: người lãnh đạo doanh nghiệp có thực sự muốn chuyển đổi số hay không?”, ông Thủy nói và cho rằng điều hành một doanh nghiệp cũng giống như điều khiển một chiếc máy bay. Việc chuyển đổi số cũng giống như việc kết nối các bộ phận của máy bay với màn hình điện tử và người lái phải nhìn vào đó để đưa ra những quyết định đúng đắn.

cds.png
Hội thảo “Tăng tốc chuyển đổi số: Vì lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp”

Tương tự với doanh nghiệp, ông Thủy cho rằng doanh nghiệp cần phải kết nối được các mắt xích về thông tin, làm sao để những thông tin đó được chuyển tới lãnh đạo doanh nghiệp. Thông tin đó cần phải thể hiện được mọi thứ, từ sức khỏe doanh nghiệp, hoạt động về kinh doanh cho tới số lượng người dùng...

Một vấn đề quan trọng khác nữa là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp. Từ những dữ liệu được nhập lên, AI có thể đưa ra được những dự báo về tương lai. Khi áp dụng AI trong doanh nghiệp, nó có thể giúp đưa ra những dự báo có độ chính xác cao để người điều hành dựa trên đó mà đưa ra quyết định, đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất.

Không lạc quan về triển vọng chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyên gia Đào Trung Thành lại không lạc quan lắm về triển vọng chuyển đổi số của các doanh nghiệp.

Theo ông Thành, chuyển đối số là câu hỏi được đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp nhưng không có một lời giải cụ thể nào, bởi mỗi doanh nghiệp có đặc trưng khác nhau.

Để đánh giá thực trạng chuyển đổi số, có thể kể tới bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ TT-TT. Một số doanh nghiệp lớn thực hiện rất tốt, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khó có thể tiếp cận, đánh giá theo bộ chỉ số này.

“Tôi không lạc quan lắm về triển vọng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của Cisco & IDC năm 2020 về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn đứng cuối bảng về lãnh đạo số. Chuyển đổi số được nói rất nhiều nhưng có rất ít chuyển biến thực chất. Một báo cáo của McKinsey cho biết, có tới 70 – 80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại”, ông Thành nói.

Do đó, ông Thành cho rằng vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. Tuy nhiên, ở nhiều doanh nghiệp, nhiệm vụ việc chuyển đổi số được giao cho các phó giám đốc, trưởng bộ phận.

cds-2.png
Các khách mời phát biểu tại hội thảo

Ông Huỳnh Long Thủy cho rằng, vấn đề cơ bản nhất trong chuyển đổi số chính là sợi dây kết nối. Điều quan trọng để thu hút nhân viên làm theo chính là phải giúp họ thấy được chuyển đổi số thực sự mang lại lợi ích như thế nào.

Ví dụ chúng ta đưa ra công cụ hữu ích hơn thay cho việc làm bằng tay, những công cụ hữu ích và đơn giản hơn là dùng giấy tờ, hay thay vì chấm công chúng ta sử dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt…

Đồng thời, cần phải đưa ra những công cụ ghi lại dữ liệu một cách hiệu quả và dễ dàng, chứ nếu khiến cho công việc trở nên phức tạp hơn thì chuyển đổi số sẽ không được chấp nhận và thất bại.

“Chúng ta đôi khi hay nhầm giữa tin học hóa và chuyển đổi số. Chuyển đổi số cần áp dụng quy trình đơn giản để ghi nhận số liệu và khi tích lũy được khối lượng lớn dữ liệu rồi, chúng ta sẽ có một hệ thống giúp cho chúng ta làm việc hiệu quả hơn”, ông Thủy nêu.

Ví dụ, ở VieOn, mọi hoạt động của nhân viên đều được ghi nhận bởi một hệ thống. Đến cuối tháng hoặc cuối năm, hệ thống này sẽ đưa ra đánh giá về mức độ hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra phần thưởng tương ứng.

Bài liên quan
Làm chủ quá trình chuyển đổi số bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Make in Vietnam không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hòa bình lâu dài, vì nó góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh hùng mạnh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số: Nói nhiều, chuyển biến ít và đến 70-80% doanh nghiệp thất bại