Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho rằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Chuyển đổi số ở Hậu Giang - Bài 1: Những hiệu quả bước đầu đáng phấn khởi

Văn Kim Khanh | 30/05/2023, 15:45

Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho rằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.

bo-khcn.jpg

Tại cuộc hội thảo về "Chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" tổ chức tại tỉnh Hậu Giang từ ngày 18 - 20.5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh công nghệ số cũng là một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội của tỉnh Hậu Giang.

Cụ thể cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023 cho thấy tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều khởi sắc. Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 13,9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,9 triệu đồng/người, tăng 21,4% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 19.400 tỉ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.976 tỉ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu 1.121 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp có hoạt động và kê khai thuế 3.150 doanh nghiệp, tăng 393 doanh nghiệp so với cùng kỳ.

z4361710712987_aa7c95fca6d50185f6e6f51adfae3784.jpg
Những sản phẩm OCOP Hậu Giang - Ảnh: Văn Kim Khanh

Trong kết quả chung đó có sự đóng góp rất tích cực và hiệu quả của khoa học và công nghệ (KH-CN). Thời gian qua cùng với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Bộ KH-CN, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang luôn quan tâm tạo điều kiện phát triển KH-CN tại địa phương. Tỉnh Hậu Giang tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động KH-CN trên địa bàn. Tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp. Hậu Giang xác định doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo, vì vậy tỉnh tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH-CN, đổi mới sáng tạo.

z4355016605284_c711c4eff65dc62f1ce038cb6ac7a2eb.jpg
Tuổi trẻ Hậu Giang rất quan tâm đến KH-CN - Ảnh: Văn Kim Khanh

Tỉnh Hậu Giang đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 7.7.2020 quy định nội dung, mức chi thực hiện đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”; quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 8.2.2021 của UBND tỉnh Hậu Giang quy định tổ chức quản lý các nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hậu Giang và nhiều chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện đến năm 2030...

Nền tảng ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang App) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao. Ngoài ra, Hậu Giang đang thực hiện việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tỉnh cũng đã thành lập Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang, hiện đã có 4 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và đang đẩy mạnh thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới.

Ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH-CN (Bộ KH-CN) cho rằng: "Chúng tôi nhận thấy Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL đang rất tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của từng địa phương, nhưng chưa có nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo về sản phẩm, về cách thức triển khai hoạt động kinh doanh. Do đó, tỉnh nên bàn bạc và đưa ra các sáng kiến để tạo sân chơi cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang cho rằng: “Công tác chuyển đổi số của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định như: Hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống hội nghị trực tuyến và các phần mềm dùng chung đang hoạt động hiệu quả; trung tâm dữ liệu, trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC); hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) vận hành ổn định; cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn.

Cũng theo bà Võ Thị Mỹ Trang, địa phương đang quan tâm nâng cao vai trò của Vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện hỗ trợ tín dụng (bao thanh toán, bảo lãnh vay ngân hàng)… tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm có giá trị cao ứng dụng công nghệ phù hợp, kết hợp ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch. Doanh nghiệp có thể kết hợp công nghệ cao với năng lượng tái tạo, du lịch để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Đặc biệt, Hậu Giang có chế độ đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao cho công tác chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Tất cả đã nói lên sự quan tâm của tỉnh Hậu Giang trong lĩnh vực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, ngay từ đầu hoạt động này trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã có chuyển biến rất tích cực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số ở Hậu Giang - Bài 1: Những hiệu quả bước đầu đáng phấn khởi