Dịch bệnh thủy đậu đang bắt đầu bước vào mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu tại TP.HCM đang tăng lên. Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia lo lắng là bệnh thủy đậu đang thay đổi mô hình bệnh tật, người dân hiểu sai lệch về bệnh, chữa bệnh không đúng cách... Điều này đang tiềm ẩn mối nguy cơ đe dọa cộng đồng của dịch bệnh này.

Chuyên gia ‘bác’ quan niệm chữa bệnh thủy đậu bằng nước gốc rạ

Hồ Quang | 08/02/2017, 15:38

Dịch bệnh thủy đậu đang bắt đầu bước vào mùa, số ca mắc bệnh thủy đậu tại TP.HCM đang tăng lên. Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia lo lắng là bệnh thủy đậu đang thay đổi mô hình bệnh tật, người dân hiểu sai lệch về bệnh, chữa bệnh không đúng cách... Điều này đang tiềm ẩn mối nguy cơ đe dọa cộng đồng của dịch bệnh này.

Người dân hiểusai về bệnh

Theo chu kỳ hàng năm, tại TP.HCM bệnh thủy đậu bắt đầu vào mùa từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 6, nhưng năm nay, mới vào đầu tháng 2 số ca mắc thủy đậu ở TP đã tăng lên; đặc biệt đã xuất hiện ổ dịch bệnh thủy đậu với hơn 30 trường hợp mắc bệnh tại một công ty ở khu chế xuất Tân Thuận (quận 7).

Ở cácđịa bàn dân cư cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh thủy đậu, trong đó có rất nhiều người lớn tuổi. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ đầu năm đến nay đã có gần 30 trẻ nhập viện vì căn bệnh này.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay bệnh thủy đậu phần lớn chỉ điều trị ngoại trú, trừ những trường hợp biến chứng nặng mới nhập viện.

“Việc trẻ bị thủy đậu biến chứng nặng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất đáng lo ngại là người dân chưa hiểu về căn bệnh này nên không biết cách phát hiện bệnh và điều trị không đúng cách” bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng quan niệm của nhiều ngườikhi mắc bệnh thủy đậu, nếu nổi bỏng nước trên người nhiều chừng nào thì bệnh sẽ mau hết chừng ấy là một sai lầm.

“Người mắc bệnh thủy đậunếu nổi bóng nước nhiều thì sức đề kháng càng yếu, dễ bị biến chứng hơn so với người bệnh nổi bóng nước ít”, bác sĩ Khanh chỉ rõ.

Bác sĩ Khanh cũng bác bỏ quan niệm cho rằng, người mắc bệnh thủy đậu không nên ra gió, không tắm rửa, phải trùm mềm kín. “Khi kiêng nước, kiêng gió hay trùm mềm kín dễ bị nhiễm trùng hơn, nhiễm trùng vết rạ sau đó sẽ nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da nặng thì sẽ gây ra nhiễm trùng huyết nguy cơ tử vong cao”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Ngoài ra cũng có một số người dân quan niệm rằng bị thủy đậu nên tắm nước gốc rạ, uống nước gốc rạ sẽ mau hết bệnh. Điều này theo bác sĩ Khanh là không có tác dụng, thậm chí còn gây ra những bệnh tật khác.

“Chữ rạ trong từ trái rạ chẳng có liên quan gì với nhau. Thật ra do những nốt đỏ của bệnh thủy đậu giống với chân rạnên dân gian gọi là bệnh trái rạ. Từ đó người dân cứ tưởng rằng, uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ sẽ hết bệnh. Tắm nước gốc rạ không có tác dụng gì hết, nhiều khi còn ngứa thêm gây nhiễm trùng da; còn uống nước gốc rạcó khi bị ngộ độc”, bác sĩ Khanh cho biết.

Bệnh đang thay đổi mô hình

Trong khi đó, điều mà bác sĩ Khanh lo lắng hiện nay là mô hình bệnh thủy đậu đang có sự thay đổi. Nếu như trước đây, phần lớn mắc thủy đậu chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi chưa được chích ngừa, qua độ tuổi đó gần như không còn mắc nữa.Tuy nhiên, hiện nay do người dân tiêm ngừa thủy đậu còn rất thấp, nhiều người chưa có miễn dịch với bệnh này nên vi rút thủy đậu còn lưu hành ngoài cộng đồng, nhiều người lúc nhỏ chưa mắc bệnh thủy đậu giờ lớn tuổi bị nhiễm bệnh này.

Hiện nay số người từ 20 tuổi trở lên mắc thủy đậu ngày càng nhiều. Những người đã có gia đình, đang có con nhỏ lại mắc thủy đậu nên lây ngược cho trẻ.

“Bệnh thủy đậu có sự lây lan rất khó chịu, những người chưa phát hiện dấu hiệu bệnh thủy đậu (chưa bị sốt, chưa nổi nốt đỏ) vẫn lây lan cho người khác trước khi phát hiện dấu hiệu bệnh 2 ngày; đồng thời vẫn tiếp tục lây lan cho người khác khi đã hết bệnh trong vòng 3 tuần.

Do đó nhiều người thấy xung quanh không có người mắc thủy đậu nên nghĩ mình không bị bệnh này, nhưng thực tế vi rút thủy đậu đang phát tán xung quanh nơi cư ngụ. Nhiều gia đình có 1 người mắc thủy đậu cứ lây hoài, lây hết tất cả những thành viên trong gia đình mới thôi” bác sĩ Khanh nói.

Phải tiêm 2 mũi mới ngừa được bệnh

Đề cập đến việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu, bác sĩ Khanh nói trong tình hình thực tế ở Việt Nam, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thủy đậu thì chưa thể ngừa được bệnh này.

“Nhà sản xuất vắc xin thủy đậu nói chỉ cần tiêm 1 mũi là hoàn toàn miễn dịch được với bệnh là do họ căn cứ vào những nước phát triển. Hiện nay các nước phát triển đưa vắc xin thủy đậu vào chương trình tiêm chủng mở rộng (ở Việt Nam thì chưa) nên gần như trong cộng đồng đã có miễn dịch; còn ở Việt Nam chúng ta nhiều người vẫn chưa tiêm vắc xin này nên vi rút thủy đậu vẫn còn lưu hành ngoài cộng đồng nên tiêm 1 mũi vẫn mắc bệnh. Do đó để có thể không bị lây nhiễm bệnh thủy đậu người dân phải tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 tháng”, bác sĩ Khanh giải thích.

Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm việc, tiếp xúc với các bệnh lây nhiễm, bác sĩ Khanh đã chỉ ra dấu hiệu để phát hiện mắc bệnhthủy đậu là người nổi nốt đỏ rất nhanh, có khi lúc sáng chỉ nổi 1, 2 nốt nhưng đến chiều tối nổi đầy người. Việc nổi những nốt đỏ hay bóng nước được nổi từng đợt.

“Bệnh thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vi rút thủy đậu ở trong vòm hầu họng, khi người bệnhho, nói chuyện... người lành hít vào sẽ bị lây bệnh. Bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì dễ dẫn đến thai nhi chậm phát triển, sẹo, sảy thai... Thông thường người dân rất lơ là bệnh này vào đầu mùa và cuối mùa. Hiện bệnh này đang chuẩn bị bước vào đầu mùa, nếu người dân không chủ động phòng thì nguy cơ bệnh sẽ bùng phát”, bác sĩ Khanh cảnh báo.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
12 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia ‘bác’ quan niệm chữa bệnh thủy đậu bằng nước gốc rạ