Đối với người mẫu 19 tuổi Rina Fukushi, Tokyo là nhà. Thế nhưng là một đứa trẻ lai lớn lên ở Nhật Bản không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Chuyện về người mẫu lai ở Nhật Bản

04/12/2018, 06:40

Đối với người mẫu 19 tuổi Rina Fukushi, Tokyo là nhà. Thế nhưng là một đứa trẻ lai lớn lên ở Nhật Bản không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Có cha là người Nhật Bản - Mỹ và mẹ là người Philippines, Rina Fukushi là một trong số những người đa sắc tộc vốn đang gia tăng tại Nhật và được gọi là “hafu” (bắt nguồn từ từ “half” trong tiếng Anh) - người mang một nửa dòng máu là Nhật Bản và một nửa dòng máu là nước ngoài.

“Tôi bị chọc ghẹo khi đến lớp tiểu học và trung học cơ sở vì ngoại hình giống nước ngoài của tôi”, cô nhớ lại.

Từ “hafu” được phổ biến lần đầu tiên là vào những năm 1970 khi Nhật Bản nới lỏng việc đón nhận người nước ngoài, tạo điều kiện nhiều hơn để họ có nhà ở xã hội, bảo hiểm và công ăn việc làm. Số lính Mỹ ở Nhật Bản gia tăng cũng góp phần vào sự tăng vọt các cuộc hôn nhân giữa các sắc tộc khác nhau và những đứa con lai.

Rina Fukushi trong một chương trình biểu diễn thời trang xuân hè 2017 của Marc Jacobs

Mặc dù người ta ngày càng có thái độ tiến bộ đối với vấn đề sắc tộc ở Nhật Bản, số dân nhập cư của đất nước này vẫn khá thấp. Người nước ngoài và con cái mang nửa dòng máu Nhật Bản của họ thường sống như những người ngoài cuộc, một chủ đề đã được khảo sát trong bộ phim tài liệu năm 2011 mang tên: “Hafu: The Mixed Race Experience in Japan” (Con lai: Sự trải nghiệm pha trộn sắc tộc ở Nhật Bản).

“Hầu hết những người mang nửa dòng máu Nhật Bản cố gắng hòa nhập, họ vẫn cảm thấy vẫn bị đối xử như người nước ngoài”, Lara Perez Takagi, đồng đạo diễn bộ phim, kể. “Chủ đề bất biến của những người bị bắt nạt là vì họ nhìn khác biệt, nét đặc trưng của con lai là họ nói hai ngôn ngữ, xinh đẹp, làm người mẫu và chủ đề của chuyện che giấu cội nguồn”.

Rina Fukushi biểu diễn thời trang mùa xuân hè 2017 của Chloé

Những người mẫu lai thành công như Fukushi - và những bạn đồng nghiệp như người mẫu Kiko Mizuhara và Rola - đang tận dụng một số nét đặc trưng này. Họ trở thành những người mẫu thường xuyên biểu diễn trong các tuần lễ thời trang trong những năm gần đây, gương mặt của họ tạo sự chú ý trong các chiến dịch quảng cáo quốc tế và trên các trang bìa tạp chí.

“Tôi nghĩ Nhật Bản đã thay đổi”, Fukushi tâm sự. “Có thể vì tôi đang làm công việc này, nhưng giờ đây người ta nói ‘việc mang dòng máu lai là sành điệu’. Tôi cho rằng số lượng người mẫu, những người tự tin và có phong cách riêng, đã tăng”.

Rina Fukushi biểu diễn thời trang mùa xuân hè 2017 của Alexander Wang

Ngoại hình dễ thay đổi của các người mẫu lai rất khó mà phân loại - thậm chí cả bản sắc dân tộc. Tổng biên tập tạp chí Numero Tokyo Sayumi Gunji ước tính 30% - 40% người mẫu biểu diễn trong các chương trình thời trang của Nhật Bản giờ đây là người mẫu lai, mang trong mình một nửa dòng máu Nhật Bản.

“Hầu hết tất cả siêu mẫu trong lứa tuổi 20 là lai, đặc biệt các siêu mẫu xuất hiện trên các tạp chí thời trang thịnh hành”, Sayumi nhận xét.

Rina Fukushi biểu diễn thời trang mùa xuân hè 2017 của Missoni

Trên truyền thông và thị trường Nhật Bản, nét đẹp không tì vết của người nước ngoài không được chấp nhận một cách rộng rãi, họ cảm thấy có chút gì đó xa cách. Thế nhưng các người mẫu lai, những người cao hơn, có cặp mắt to hơn, mũi cao hơn và ngoại hình giống như búp bê Barbie, được ngưỡng mộ vì họ trông mơ màng nhưng không quá khác biệt so với người Nhật Bản. Đó là yếu tố chính để họ được mến mộ”, Sayumi cho biết thêm.

Thật là dễ dàng khi Fukushi, một trong những người mẫu lai được yêu thích nhất ở Nhật Bản, được phỏng vấn tại Frescade, một cửa hàng vintage (cửa hàng bán quần áo theo phong cách ngày xưa) ở trung tâm Tokyo. Các cửa hàng vintage rất phổ biến ở Nhật Bản kể từ thời hậu chiến khi văn hóa đại chúng phương Tây tràn vào, từ âm nhạc cho đến thời trang.

Rina Fukushi biểu diễn thời trang mùa xuân hè 2019 của Zimmermann

“Giới trẻ bị thu hút bởi các bộ quần áo có một không hai, trái với những bộ quần áo được sản xuất hàng loạt”, Fukushi giải thích khi mặc một chiếc đầm mà cô tìm thấy trong lần ghé thăm cửa hàng Frescade gần đây. Áo đầm được lấy cảm hứng từ kimono và mang họa tiết hinomaru - mô típ về mặt trời đỏ của Nhật Bản - trên thực tế không được may ở Nhật Bản.

“Đầu tiên, nó làm tôi ngạc nhiên, nhưng tôi cho rằng sự tiếp nhận hơi khác biệt về kimono truyền thống khiến cho áo đầm thêm phần duyên dáng”, cô tâm sự. “Nó mang hơi hướng Nhật Bản, nhưng không chính xác như thế”. Người Nhật đã chấp nhận sự pha trộn trong thời trang, ngay cả khi chúng đụng vào những bộ kimono truyền thống. Không ngạc nhiên khi họ bắt đầu thay đổi cái nhìn với người mẫu lai.

Mê Linh - Ảnh: Internet

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện về người mẫu lai ở Nhật Bản