Mới đây, kênh Channel 4 của Anh đã cho chiếu một đoạn clip ngắn trích từ bộ phim tài liệu 'Unreported World: China's Gay Shock Therapy' nói về tình trạng nhiều cơ sở y tế hiện nay tại Trung Quốc vẫn ngang nhiên sử dụng nhiều phương pháp phản khoa học nhằm 'chữa bệnh đồng tính', bao gồm cả sốc điện.

Clip 'chữa đồng tính' bằng sốc điện tại Trung Quốc gây tranh cãi

Một Thế Giới | 13/10/2015, 16:29

Mới đây, kênh Channel 4 của Anh đã cho chiếu một đoạn clip ngắn trích từ bộ phim tài liệu 'Unreported World: China's Gay Shock Therapy' nói về tình trạng nhiều cơ sở y tế hiện nay tại Trung Quốc vẫn ngang nhiên sử dụng nhiều phương pháp phản khoa học nhằm 'chữa bệnh đồng tính', bao gồm cả sốc điện.

Trong Unreported World, John Shen đóng vai một người đồng tính. Anh tìm đến một bệnh viện lớn tại thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) để yêu cầu liệu pháp "chữa trị" cho chính mình. Một vị bác sĩ tại đây đã nói với John rằng đó là một vấn đề thuộc về tâm trí và liệt kê ra hàng loạt phương pháp để biến anh trở thành người dị tính. Ví dụ như tắm nước lạnh, chạy bộ để tiết ra "những chất kích thích tố đồng tính" và một loại thuốc có thể khiến John cảm thấy mệt mỏi mỗi khi có hứng thú tình dục với người cùng giới.
Chua dong tinh, cong dong LGBT
 John Shen chia sẻ câu chuyện của mình
Sau đó, John hỏi về phương pháp sốc điện. "Cái đó cũng hiệu quả nhưng đáng tiếc là bệnh viện của chúng tôi không có", vị bác sĩ kia nói.
Tuy nhiên, một người đồng tính nam khác đi đến một bệnh viện lớn khác ở thành phố Thiên Tân thì lại nhận được sự đồng ý từ một vị bác sĩ tâm thần tại đây. Sau gần 2 giờ tư vấn, bà ta đưa anh cho một y tá - người đặt điện cực lên đầu của anh. "Nửa đầu gần như tê liệt nhưng sẽ giúp cân bằng lại hệ thống thần kinh cho nên sẽ gây đau một chút", vị y tá cho biết.
Chua dong tinh, cong dong LGBTChua dong tinh, cong dong LGBT
Chi phí cho một lần sốc điện như vậy là 3.500 nhân dân tệ (tương đương khoảng 9 triệu VNĐ) nhưng một lần không bao giờ là đủ. Bệnh nhân phải thường xuyên quay trở lại để hoàn thành liệu pháp.
Năm 2001, Bộ Y tế của Trung Quốc đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần. Thái độ của người dân đối với vấn đề này tại những thành phố lớn cũng được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng "con trai nối dõi tông đường", nhiều gia đình vẫn không thể chấp nhận đứa con độc nhất của mình là người đồng tính. Chính vì thế, nhiều cơ sở y tế tại đây đã lợi dụng việc này để đưa ra "liệu pháp chuyển đổi".
"Liệu pháp chuyển đổi" - hay còn được gọi là "điều chỉnh giới tính" bao gồm việc thôi miên, dùng thuốc và sốc điện - đã xuất hiện trên thế giới hơn một thế kỷ nay nhưng đã bị các giới chức y tế phê phán. Thậm chí, nó vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Singapore.
Chua dong tinh, cong dong LGBT
Năm 2014, Zhang - một người đồng tính nam - cho biết liệu pháp này ban đầu cũng khiến anh mất đi nhu cầu tình dục nhưng lại mang đến những hậu quả lớn hơn. Anh bị trầm cảm kéo dài dẫn đến cuộc sống sa sút và từng nghĩ đến việc tự tử. "Đầu tôi đau đến không chịu được. Tôi muốn chết để có thể kết thục mọi chuyện", - Zhang kể lại. Cuối cùng, anh đã chấp nhận rằng xu hướng tính dục của anh là không thay đổi được và mạnh dạn công khai với cha. 
Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) hồi năm 2009 kết luận rằng các nỗ lực để thay đổi xu hướng tính dục không có khả năng thành công và có nguy cơ gây hại tới người tham gia điều trị. 
Trong khi đó, Tổ chức Y tế liên châu Mỹ - văn phòng của WHO tại Mỹ - trong một báo cáo năm 2012 cho rằng, các liệu pháp chuyển đối "thiếu sự minh bạch về y khoa và không thể chấp nhận được về mặt đạo đức". 
Minh Chánh (Theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip 'chữa đồng tính' bằng sốc điện tại Trung Quốc gây tranh cãi