Nhiều người chỉ trích hành vi côn đồ của nhân viên bảo vệ tòa văn phòng.

Clip nhân viên bảo vệ bị khống chế khi cầm dao chém người ở tầng hầm

Sơn Vân | 15/08/2022, 10:12

Nhiều người chỉ trích hành vi côn đồ của nhân viên bảo vệ tòa văn phòng.

Nhân viên bảo vệ đi tới nhắc nhở nam thanh niên to cao cầm smartphone đi bộ vào đường hầm tòa văn phòng về chuyện gì đó. Nam thanh niên liền quay đầu nói gì đó và đi ra bên ngoài trở lại cùng một người bạn thì bị nhân viên bảo vệ cầm dao chạy tới chém.

Anh tránh được cú chém và phản đòn. Ngay sau đó, người bạn của nam thanh niên liền kẹp cổ và khống chế nhân viên bảo vệ manh động từ phía sau.

clip-nhan-vien-bao-ve-bi-khong-che-khi-cam-dao-chem-nguoi.jpg
Ảnh trích từ clip nhân viên bảo vệ bị khống chế khi cầm dao chém người ở tầng hầm

Sự việc diễn ra lúc 7 giờ 57 ngày 14.8 tại hầm tòa văn phòng ở phường Hoàng Văn Thái, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Chưa rõ nguyên nhân vì sao nhân viên bảo vệ nổi nóng và cầm dao chém thanh niên, song hành vi côn đồ này bị dân mạng lên án.

Có lẽ nhân viên này sẽ bị đuổi việc và công an xử lý nghiêm.

Dùng dao chém người có phạm tội nặng không?

Điều 104 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần với cùng một người hoặc với nhiều người;
d) Với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Thứ hai, việc xác định tỷ lệ thương tật hay tỷ lệ tổn hại sức khỏe thì phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật và tỉ lệ thương tật có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trong quá trình giải quyết vụ án, việc giám định để xác định tỷ lệ thương tật thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

Bài liên quan
Clip nhóm côn đồ lái xe máy, ô tô chặn đường và đập phá xe tải ở Hà Nội
Lan truyền nhanh trên mạng xã hội sáng 12.8, clip 3 phút cho thấy cảnh như trong phim xã hội đen khi nhóm côn đồ điều khiển xe máy và ô tô chặn đường xe tải rồi đập phá.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip nhân viên bảo vệ bị khống chế khi cầm dao chém người ở tầng hầm