Bộ Quốc Phòng hiện là bộ, ngành trực tiếp quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty nhất với hơn 20 doanh nghiệp trực thuộc.

Có 9/21 tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng làm xây dựng - bất động sản

Trí Thức Trẻ | 07/07/2017, 15:39

Bộ Quốc Phòng hiện là bộ, ngành trực tiếp quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty nhất với hơn 20 doanh nghiệp trực thuộc.

Theo Trí Thức Trẻ, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Quốc Phòng đang hoạt động ở nhiều lĩnh vựctừ ngân hàng, xăng dầu, viễn thông, logistics, cơ khí đến trồng trọt và đáng lưu ý có gần chục đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng - bất động sản.

Nổi bật trong đó có Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thuộc Binh đoàn 12, Tổng công ty 36, Tổng công ty 319 hay Tổng công ty xây dựng Lũng lô. Lớn nhất là Tổng công ty 319với các dự án bất động sản và hạ tầng giao thông (đặc biệt là các dự án BOT,mở rộng quốc lộ 1A) và Tổng công ty 36 chuyênthi công xây lắp và xây dựng cơ bản.

Tổng công ty 789 và Tổng công ty Thành An cũng hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng - bất động sản. Trong đó, Thành An góp mặt trong nhiều công trình trọng điểm như Nhà ga T1 Sân bay Nội Bài,Bệnh viện Bạch Mai cơ sở II, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, cùng một số dự án BOT Quốc lộ 1. Còn Tổng công ty 789nổi bật với hoạt động xây dựng dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng.

Riêng Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty xây dựng Lũng Lô là có thế mạnhtrong xây lắp các công trình thủy điện nhưđường dây tải điện 500Kv Bắc Nam, các công trình thủy điện miền Trung, thi công đường hầm Thủy điện Đa Him và Hàm Thuận.

Tổng công ty Hợp tác Kinh tế đầu tư tập trung chủ yếu vào các công trình tại Lào và 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh. Trong khi đó, Tổng công ty xây dựng Công trình Hàng Không (ACC) sản xuất chủ yếu các sản phẩm bê-tông cho các dự án lớn.

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Cùng ở lĩnh vực đóng tàu nhưngTổng công ty Sông Thu và Tổng công ty Ba Son hoạt động với đặc thù riêng:Ba Son hướng chính đến loại tàu chở hàng tổng hợp và tàu container, còn Sông Thu hướng tới các sản phẩm mang công năng riêng biệt như tàu công trình, tàu tuần tra quốc phòng và tàu đa năng xử lý các sự cố trên biển.

Chỉ duy nhất Tổng công ty Trực thăng Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hàng không, chủ yếu phục vụ hoạt động bay trong lĩnh vực dầu khí và cho thuê chuyên nghiệp; đang sở hữu 120 phi công với 28 chiếc trực thăng.

Tương tự, Tổng công ty 15 là doanh nghiệp duy nhất của Bộ này hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp:trồng cao su và khai thác cao su thiên nhiên. Trí Thức Trẻ nhận định, vớiđà lao dốc của giá mặt hàng này trong những năm gần đây, hoạt động của Tổng công ty 15 dần trở nên mờ nhạt so với những doanh nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng...

Và những cái tên xuất phát từ quân đội được biết đến nhiều nhất hiện nay làViettel (viễn thông), Tân Cảng Sài Gòn (Logistics), Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipec) hay MBBank (ngân hàng).

Bộ Quốc phòng đã ra Nghị quyết 520, Chỉ thị 430, nói rõ sẽ chỉ giữ lại những doanh nghiệptrong quân độihoạt động công ích, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; kiên quyết tái cấu trúc những doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội được cho là cơ hội lớn đối với nhiều nhà đầu tư, theo Trí Thức Trẻ.

A.T tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
2 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có 9/21 tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng làm xây dựng - bất động sản