Theo thông tin từ trang Dailymail, tháng trước, khi tàu thăm dò vũ trụ New Horizons đẩy mạnh việc khám phá sao diêm vương, và thành công trong việc tiếp cận hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời này vào tháng trước, những dữ liệu được truyền về khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng. Không chỉ có núi băng, Pluto có cả đồng bằng băng trái tim khổng lồ.
Và các nhà khoa học đặt ra một câu hỏi rằng, liệu có sự sống tồn tại trên hành tinh lùn hay không?
Nhà vật lý học Brian Cox cho rằng câu trả lời là có. “Những dữ liệu từ tàu thăm dò cho thấy rằng, có thể có một đại dương bên dưới Pluto”, Brian Cox nói với tờ Times. “Nếu những hiểu biết của chúng ta về sự sống trên trái đất là chuẩn xác, thì có thể có những sinh vật sống đang tồn tại bên dưới bề mặt băng giá của hành tinh này”.
Tuy nhiên, Cox cũng cho rằng, việc tiếp cận Pluto không hề dễ dàng và để khám phá ra việc hành tinh này có thực sự tồn tại sự sống hay không còn mất rất nhiều thời gian nữa.
“Thật không may là không phải dễ để tiếp cận hành tinh này, nó không như Europa (một vệ tinh của sao mộc) hay các mặt trăng của sao Thổ”, Cox nói.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về việc không nên quá vui mừng trước thông tin này bởi nước là cần thiết nhưng chưa đủ cho sự sống.
|
Hình ảnh này được chụp bởi New Horizons và gửi trở lại trong thời gian ngắn trước khi nó đạt đến điểm tiếp cận gần hành tinh lùn nhất. |
Các nhà khoa học cũng cho biết, họ mới chỉ phân tích được khoảng 5% các dữ liệu mà tàu thăm dò New Horizons thu thập được. Những thông tin tiếp theo có thể sẽ được công bố vào cuối tuần này.
|
Hình ảnh cận cảnh đầu tiên về bề mặt của sao Diêm vương cho thấy những núi băng khổng lồ cao 3.350m. Các ngọn núi có khả năng được hình thành từ 100 triệu năm trước, khá trẻ so với độ tuổi của hệ thống năng lượng mặt trời với 4,56 tỷ năm tuổi. |
Sao Diêm Vương là hành tinh xa nhất nằm trong Hệ Mặt trời. Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín. Tuy nhiên, vào ngày 24/8/2006, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên đưa ra định nghĩa "hành tinh". Dựa theo cách định nghĩa này, Sao Diêm Vương không còn được công nhận là một hành tinh trong Hệ Mặt trời nữa mà chỉ được gọi là "hành tinh lùn" do không đáp ứng được đủ điều kiện để xác định một hành tinh.
Khoảng cách gần nhất mà New Horizons đạt được vào khoảng 12.500km tính từ bề mặt của sao Diêm vương.
New Horizons là phi thuyền thăm dò không gian tự động được NASA phóng lên vũ trụ vào năm 2006. Đây cũng là phi thuyền đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là phi thuyền đầu tiên thăm dò về những thiên thể ngoài Sao Hải Vương. Kinh phí để phóng New Horizons lên đến 700 triệu đôla (khoảng 15 nghìn tỷ VND) trong đó bao gồm phí chế tạo tên lửa, phí nghiên cứu thiết bị mới và nhân lực để hoàn thành công việc.
Khối lượng của chiếc phi thuyền này là 465kg. Trong suốt 9 năm qua, New Horizons đã du ngoạn gần 4 tỷ km trong vũ trụ. Cho đến thời điểm này, New Horizons đã lướt qua Diêm Vương tinh nhiều lần nhưng Khoảng cách gần nhất mà New Horizons đạt được vào khoảng 12.500km tính từ bề mặt của sao Diêm vương.
Bởi vì nằm quá xa Mặt Trời, không thể sử dụng năng lượng mặt trời nên các nhà khoa học đã thiết kế để New Horizons có thể chạy bằng thiết bị pin nguyên tử đủ để đi du ngoạn trong vòng 20 năm.
Theo Nguyệt Phong (Khám Phá)