Với diện tích đất liền ngày càng thu hẹp, việc trồng rong biển quy mô lớn có phải là giải pháp hay không?
Giáo sư Catriona Hurd, một nhà sinh thái học tảo biển, vừa tổ chức một sự kiện trực tuyến từ Đại học Tasmania để giải đáp câu hỏi trên. Hurd bắt đầu hội thảo bằng cách đưa ra một bản một tóm tắt, trong đó giới thiệu về tảo biển ở các khu vực khí hậu lạnh, nhu cầu loại bỏ carbon dioxide và thực tế về những thách thức liên quan đến ý tưởng này.
Hurd đề cập đến tảo biển như là “những nhà sản xuất chính quan trọng của các hệ thống ven biển” vì chúng có nhiều vai trò, trong đó gồm cung cấp thức ăn cho các cấp độ sinh thái cao hơn, tăng cường đa dạng sinh học và cả trong chu trình carbon cũng như nitơ. Bà cũng cho biết đã có sự suy giảm tảo biển do biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như với Macrocystis pyrifera, còn được biết đến với tên gọi tảo khổng lồ, là một loại tảo nổi tiếng với khả năng sinh trưởng nhanh chóng và cung cấp nơi trú ẩn cho sinh vật biển. Loại tảo này đang gặp nguy cơ tuyệt chủng và theo Hurd, 95% quần thể của Macrocystis pyrifera đã biến mất và nhạy cảm với biến đổi khí hậu.
Hội thảo sau đó chuyển sang một điểm quan trọng hơn: nhu cầu loại bỏ carbon dioxide. Hurd đưa ra những số liệu quan trọng, trong đó cho biết con người thải ra 37 tỉ tấn carbon dioxide (CO2) hằng năm. Bà giải thích rằng nếu con người giảm thải khí này 50%, hành tinh mỗi năm vẫn cần phải loại bỏ 4-5 tỉ tấn carbon khỏi khí quyển và lưu trữ chúng một cách an toàn. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của tảo biển trong việc loại bỏ carbon dioxide. Tảo biển hiện được coi là một phương pháp khả thi để loại bỏ carbon dioxide trong môi trường biển.
Tuy nhiên, cũng đã lan truyền thông tin sai lệch về tảo biển và tiềm năng của chúng trong việc loại bỏ carbon dioxide. Hurd đã chỉ ra các ví dụ trong các bài viết mô tả “thiết lập trang trại tảo biển giống như việc trồng rừng dưới biển”. Theo Hurd, đây là một điển hình về thông tin sai lệch vì tảo biển có những lợi ích tiềm năng nhưng không phải là giải pháp toàn diện. Thêm vào đó, mô tả kiểu này làm cho quá trình trông có vẻ dễ dàng hơn thực tế. Trồng rừng và thiết lập "trang trại tảo biển" hoạt động rất khác nhau và không thể so sánh. Một so sánh mang tính ngộ nhận tạo ra kỳ vọng không thực tế về phương pháp này.
Vì những lý do này, Tiến sĩ Hurd đã cung cấp cho người tham dự hội thảo về tảo biển kiến thức chính xác và những gì thực sự cần thiết để điều chỉnh việc loại bỏ carbon dioxide, cũng như các phức tạp trong việc giám sát, báo cáo và xác định carbon từ tảo biển, bao gồm nhiều bước.
Bước đầu tiên của Hurd nêu rõ, “theo dõi carbon trong tảo từ bãi tảo gốc và xác định thời gian lưu trữ.” Bằng cách theo dõi cả sự hấp thụ carbon và thời gian lưu trữ, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của tảo biển như một công cụ thu giữ carbon. Bước thứ hai nêu rõ, “theo dõi nước biển với sự thiếu hụt CO2 từ bãi tảo gốc trong vài tuần đến vài tháng để xác định giảm CO2 (cân bằng CO2)” có tác dụng tương tự như bước một. Bước thứ ba nêu rõ, “định lượng các bước một và hai và liên kết lại với bãi tảo gốc”. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về động lực học carbon trong khu vực khảo sát
Kết thúc bài thuyết trình, Hurd tình bày những cách khác mà tảo biển có thể giúp môi trường, trong đó gồm “giảm phát thải methane cho động vật nhai lại (bò và cừu), thay thế sản phẩm dầu mỏ (nhựa sinh học và gạch tảo biển), đảm bảo an ninh lương thực, sản phẩm mới, giảm thiểu chất dinh dưỡng cho các vùng ven biển và tăng cường đa dạng sinh học (hệ thống tự nhiên).”
Đặc biệt, Hurd giới thiệu cho công chúng một loại tảo được trồng ở Úc và Nhật Bản có tên là asparagopsis, chứa các hóa chất. Việc cho động vật như bò và cừu ăn loại tảo này giúp ngăn chặn chúng ợ hơi và xì hơi, từ đó giảm phát thải methane từ gia súc.