Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị kẹt tay vào khe cửa, quat máy, ổ cắm điện hay sơ ý bốc vào cháo nóng, nước sôi... đã xảy ra. Khi rơi vào tình huống không mong muốn này, nhiều bố mẹ bối rối trong việc sơ cứu cầm máu, giảm đau cho trẻ gặp nạn trước khi đến bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, khoa Phẫu thuật Bàn Tay, Bệnh viện FV chia sẻ với phóng viên Một Thế Giới  những cách hiệu quả để bạn kịp thời xử trí nếu chẳng may tai nạn xảy ra.

Coi chừng hiểm họa xảy ra với bàn tay trẻ nhỏ

15/09/2014, 09:31

Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị kẹt tay vào khe cửa, quat máy, ổ cắm điện hay sơ ý bốc vào cháo nóng, nước sôi... đã xảy ra. Khi rơi vào tình huống không mong muốn này, nhiều bố mẹ bối rối trong việc sơ cứu cầm máu, giảm đau cho trẻ gặp nạn trước khi đến bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, khoa Phẫu thuật Bàn Tay, Bệnh viện FV chia sẻ với phóng viên Một Thế Giới  những cách hiệu quả để bạn kịp thời xử trí nếu chẳng may tai nạn xảy ra.

Trẻ nhỏ luôn hiếu động nên chỉ cần một phút “ngó lơ” của cha mẹ là bé có thể gặp nguy hiểm. Một trong những tai nạn thường gặp nhất ở trẻ là tai nạn ở bàn tay. Bàn tay là giúp bé chạm, sờ, khám phá, mọi vật xung quanh mình nên nếu không cẩn trọng mọi vật xung quanh đều có khả năng gây tổn thương đôi bàn tay xinh của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ từ 6-24 tháng, các bé như các nhà thám hiểm lần đầu ra ngoài không gian vậy. Nếu không có sự giám sát chặt chẻ của cha, mẹ, ông, bà, thì chuyện bé bị đau là không thể tránh khỏi. Trong ngôi nhà bạn tìm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm từ các loại vật dụng như: Bàn ủi, phích nước, quạt máy, ổ điện, kẹt cửa, các thiết bị điện tử, nồi cơm điện… Nên việc bạn cần trang bị có mình một số kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu là rất cần thiết. Nhằm tránh được những trường hợp cha mẹ không biết cách sơ cấp cứu hoặc sơ cấp cứu không đúng cách khiến cho tình trạng của trẻ thêm nguy kịch.

Dập ngón tay
Coi chung hiem hoa xay ra voi ban tay tre nho
Bé bị dập ngón tay do ba mẹ bất cẩn

Bất kỳ trong trường hợp nào thì việc đầu tiên bạn nên nhớ là cần giữ được bình tĩnh. Bạn bình tĩnh để có thể giúp bé sơ cứu tốt hơn và trấn an được tâm lý cho trẻ. Bé hoảng loạn sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc sơ cứu. Với trường hợp dập ngón tay sẽ có ba trường hợp bạn cần chú ý khi sơ cứu:

- Dập nhưng không chảy máu mà chỉ tụ máu bầm ở móng: Khi này bạn nên chườm lạnh để giúp bé đỡ đau, giảm sưng. Rồi ngay khi có thể nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra xem có gãy xương không.

- Dập chảy máu: Khi này cha mẹ tuyệt đối không dùng thuốc lá để rắc lên vết thương hoặc dùng bất kỳ loại lá cây nào đắp để cầm máu. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng vết thương. Bạn chỉ nên dùng gạc, vải sạch để băng bó vết thương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế giúp đỡ. Không nên xoa, bôi bất kỳ loại dầu, thuốc mỡ… lên vết thương.

- Dập bị lìa ngón: Với trường hợp này bạn nên nhanh chóng dùng gạc, vải sạch để băng phần ngón ở bàn tay để cầm máu. Rồi nhanh chóng lấy phần ngón đã bị lìa bọc vào vải sạch, cho vào túi ni-lông, sau đó ướp lạnh, không ngâm trực tiếp vào nước đá sẽ khiến phần bị lìa này bị trương sình không thể phẫu thuật nối ngón lại được nữa. Cuối cùng, là nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu trong thời gian nhanh nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay bị thương cao hơn tầm trái tim.
Để giảm đau bạn có thể chườm lạnh cho bé. Nếu không có túi chườm lạnh bạn có thể cho đá vào túi ni lông, sau đó dùng khăn mỏng bọc bên ngoài, rồi chườm lên vết thương cho bé. Tuyệt đối không ngâm ngón tay bé trực tiếp vào thau nước đá. Vì có thể khiến bé bị bỏng lạnh.
Bỏng tay
Coi chung hiem hoa xay ra voi ban tay tre nho
Ngón tay bé bị sẹo bỏng trước và sau khi được phẫu thuật
Nguyên tắc sơ cứu bỏng bạn cần lưu ý là nhanh chóng đưa bé đến vòi nước sạch, sả nước trong vòng 5-10 phút để làm hạ nhiệt độ của vết bỏng. Tuyệt đối không dùng kem đánh răng, nước mắm, dầu nhớt để thoa lên vết bỏng. Phương pháp dân gian này có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, để lại sẹo cho bé. Nếu bé bỏng nhẹ bạn có thể dùng Biafine hoặc Silvirin 10% để bôi cho bé. Nhưng trường hợp bé bị bỏng nặng, bạn nên dùng gạc hoặc khăn sạch (tùy theo diện tích vết bỏng) thấm nước đặt lên vết bỏng rồi nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.
Điện giật
Cho tay vào ổ điện hoặc cầm nhầm dây điện bị hở mạch cũng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nên bạn cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp này ngoài sự bình tĩnh bạn cần kêu gọi mọi người xung quanh giúp đỡ nhanh chóng:
- Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim: Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
- Nếu trẻ còn tỉnh: Bạn cần an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.
+ Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.
+ Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.
+ Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.
Lưu ý: Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.
Hải Nam (Thực hiện)
Tư vấn chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh-Khoa Phẫu Thuật Bàn Tay, Bệnh Viện FV. Bạn cũng có thể gặp bác sĩ Xuân Anh tại Phòng khám Mỹ Quốc 40/9 Nguyễn Văn Đậu, P. 6, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
32 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Coi chừng hiểm họa xảy ra với bàn tay trẻ nhỏ