Hiện nay còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ (dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị).

Còn 6 dự án trọng điểm chậm tiến độ, trong đó có 5 dự án đường sắt đô thị

Hoài Lam | 23/12/2020, 15:08

Hiện nay còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ (dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị).

Giải ngân cao hơn bình quân cả nước

Theo báo cáo tổng kết năm 2020 của Bộ GTVT, nhiệm kỳ qua, Bộ đã tinh giảm 130 đầu mối từ cấp tổ bộ môn, đại diện và tương đương trở lên trong tổng số 1.118 tổ chức từ cấp tổ bộ môn, đại diện và tương đương trở lên.

sat.jpg
Nhiều dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ - Ảnh: Internet

Bộ GTVT đã phê duyệt phương án cắt giảm 35 TTHC, đơn giản hóa 166 TTHC, cắt giảm 384 điều kiện trên tổng số 570 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực GTVT (đạt tỷ lệ 67,36%.

Hiện nay, kế hoạch vốn trung hạn của Bộ GTVT được giao là 233.211 tỉ đồng; giao chi tiết theo kế hoạch hàng năm tổng số đến nay được 161.000 tỉ đồng (69% kế hoạch trung hạn) và đến nay đã giải ngân được 143.000 tỉ đồng, đạt bình quân 88,8% so với kế hoạch hàng năm được giao.

Trong năm 2020, Bộ GTVT được giao 39.826 tỉ đồng (gồm vốn kéo dài), đến hết tháng 11.2020, kết quả giải ngân ước đạt 32.103/39.826 tỉ đồng đạt 80,6%, cao hơn tỷ lệ bình quân chung cả nước (64,5%).

Trong năm 2020, đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới.

Đối với dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT đã hoàn thiện thủ tục và triển khai khởi công 3 dự án thành phần được chuyển sang hình thức đầu tư công (đoạn Mai Sơn - QL45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và đoạn Phan Thiết - Dầu Giây).

Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 2 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP do không lựa chọn được nhà đầu tư (QL45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu); đang tích cực đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính của nhà đầu tư đối với 3 dự án thành phần có nhà đầu tư đáp ứng (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo), dự kiến hoàn thành và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12.2020.

Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 xếp hạng 39/160 nước, tăng 25 bậc so với 2016 (năm 2011, Việt Nam xếp hạng 53/155 nước).

Sản lượng vận tải giai đoạn 2016 – 2020: ước đạt 7,5 tỉ tấn hàng; đạt 20,6 tỉ lượt hành khách. Trong giai đoạn 2016 đến 2019 sản lượng vận tải luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; vận tải hàng hóa có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,87%/năm về khối lượng vận chuyển và 7,1%/năm về khối lượng luân chuyển.

Vận tải hành khách có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,75%/năm về khối lượng vận chuyển và 10,4%/năm về khối lượng luân chuyển Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID -19, sản lượng vận tải giảm sâu so với cùng kỳ các năm trước, nhất là lĩnh vực hàng không.

Tai nạn giao thông giảm liên tiếp

Về kết quả giảm tai nạn giao thông (TNGT), từ năm 2016 trở lại đây, tai nạn giao thông giảm liên tiếp trong 5 năm liền trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương.

Giai đoạn 2016 – 2020, toàn quốc xảy ra 94.024 vụ tai nạn giao thông, làm chết 39.917 người, làm bị thương 77.477 người. So với cùng kỳ 5 năm trước, số vụ tại nạn giao thông giảm 70.085 vụ (giảm 42,7%), số người chết giảm 9.372 người (giảm 19%), số người bị thương giảm 90.628 người (giảm 53,91%).

Trong giai đoạn vừa qua, công tác giảm ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đô thị lớn và trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP.HCM tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, hầu như không xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút tại hai thành phố.

Tuy nhiên, một số ngày thứ 2, thứ 6 hoặc những ngày có mưa với lưu lượng lớn gây ngập, úng một số tuyến phố làm ùn tắc giao thông kéo dài; một số ngày diễn ra sự kiện lớn dẫn đến lưu lượng tham gia giao thông cao cũng đã gây ùn tắc giao thông.

Thu về 71 tỉ đồng từ thanh tra

Về cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước: Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT đã thực hiện chuyển giao 5 tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước làm cơ quan đại diện chủ sở hữu với số vốn nhà nước chuyển giao hơn 46.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã thực hiện chuyển giao 18 tổng công ty, công ty cổ phần sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với số vốn nhà nước chuyển giao hơn 650 tỉ đồng.
Giai đoạn 2016 – 2020, Thanh tra Bộ đã thực hiện 229 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành (năm 2020 là số 26 cuộc).

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã yêu cầu thu hồi về ngân sách trên 71,5 tỉ đồng; kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có liên quan sai phạm.

Nhiều dự án trọng điểm còn chậm

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng nhiệm kỳ qua vẫn còn nhiều mục tiêu chưa đạt.

Cụ thể, tính đồng bộ trong triển khai quy hoạch giữa các ngành, lĩnh vực, giữa quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch ngành chưa cao, nhiều khi trong lập, triển khai quy hoạch phải điều chỉnh theo những điều khoản, nội dung đã được phê duyệt trước đó ảnh hưởng đến chất lượng đề án; cân đối vốn thực hiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển vẫn khó

Nguyên nhân do các dự án đòi hỏi nguồn vốn lớn, tính hiệu quả về mặt tài chính thấp, chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, thiếu những chính sách khuyến khích đầu tư thích đáng, chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư theo thông lệ quốc tế.

Những nguyên nhân này dẫn đến trong thời gian qua, một số tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam bày tỏ quan tâm đầu tư nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu, khảo sát thị trường.

Hiện nay còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ (Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị); công tác triển khai một số dự án mới cũng còn chậm. Công tác GPMB vẫn luôn khó khăn, phức tạp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương chưa cao.

Một số mục tiêu đặt ra trong nghị quyết, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành GTVT đến năm 2020 chưa đạt, một số chỉ tiêu thực hiện còn chậm so với mục tiêu tại Nghị quyết 13-NQ/TƯ và quy hoạch đường bộ cao tốc.

Năm 2020, sản lượng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giảm sút trầm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là đối với lĩnh vực đường sắt và hàng không.

Vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Tình hình ùn tắc giao thông ở thủ đô Hà Nội và TP.HCM chưa giải quyết được triệt để đang là vấn đề bức xúc của xã hội…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Còn 6 dự án trọng điểm chậm tiến độ, trong đó có 5 dự án đường sắt đô thị