“Con người thì phải đi bằng hai chân, luật pháp cũng thế. Thứ nhất là số lượng luật phải đủ giải đáp được các câu hỏi của đời sống, thứ hai là luật ra phải luôn luôn được áp dụng vào thực tiễn” – Đại biểu Quốc hội Chu Sơn Hà cho biết.



Con người phải đi bằng hai chân, luật pháp cũng thế!

Trí Lâm | 28/03/2016, 19:30

“Con người thì phải đi bằng hai chân, luật pháp cũng thế. Thứ nhất là số lượng luật phải đủ giải đáp được các câu hỏi của đời sống, thứ hai là luật ra phải luôn luôn được áp dụng vào thực tiễn” – Đại biểu Quốc hội Chu Sơn Hà cho biết.



Luật phải đi vào cuộc sống

Trong phiên họp Quốc hội chiều ngày 28.3, theo ông Chu Sơn Hà, với số lượng hơn 100 luật như vậy đã cơ bản cụ thể hóa Hiến pháp 2013, tuy nhiên, việc đưa vào thực tiễn các dự án luật là việc quan trọng cần làm tiếp theo.

“Con người thì phải đi bằng hai chân, luật pháp cũng thế. Thứ nhất là số lượng luật phải đủ giải đáp được các câu hỏi của đời sống, thứ hai là luật ra phải luôn luôn được áp dụng vào thực tiễn” – Đại biểu Chu Sơn Hà cho biết.

Bên cạnh đó, đại biểu Chu Sơn Hà bày tỏ, bộ máy cơ quan Nhà nước rất cồng kềnh, trong đề án 30 đã tiêu rất nhiều tiền để tăng về khoa học, công nghệ máy móc.

“Ở đây có một nghịch lý rằng, đã tăng về máy móc, công nghệ thì phải giảm đi sức người, đằng này lại tăng cả về con người” – ông Hà nhấn mạnh.

Theo ông Hà, nhiều dự án luật QH thông qua cho hình thành thêm cơ quan trong bộ máy, từ đó tăng thêm sự cồng kềnh trong quản lý nhà nước.

Theo đại biểu Chu Sơn Hà, để đánh giá, điều hành, thảo luận, thông qua một dự án Luật thì Quốc hội cần phải thận trọng, kĩ lưỡng và khoa học. Cần phải có tổ chức ĐBQH trong một phạm vi để thảo luận sâu hơn những nội dung về mặt chuyên môn của lĩnh vực đó, tổ chức thảo luận theo nhóm đại biểu trong chuyên môn đó, có sự thống nhất.

Còn theo đại biểu Dương Trung Quốc, nhiệm kỳ này Quốc hội làm tới 100 luật là đáng ghi nhận, nhưng vấn đề là luật có đi vào đời sống hay không?

Theo vị đại biểu này, chỉ có người dân vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của Quốc hội, vừa chịu đựng hậu quả của những sai sót. Nhưng để ghi nhận chính xác được sự đánh giá của người dân thì Quốc hội cần phải có một cơ chế tích cực hơn để đánh giá được cử tri của mình.

Quốc hội cần cùng chịutrách nhiệm

Còn theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Nghị quyết của Quốc hội, hiệu lực của Quốc hội còn chưa nghiêm. Nhiều trường hợp Quốc hội đã ra nghị quyết, nhưng hết nhiệm kỳ vẫn không hoàn thành. Như vậy phải được coi là không hoàn thành nhiệm vụ.Nếu đã đưa vào Nghị quyết, không hoàn thành thì phải có chế tài. Nếu chúng ta cứ tiếp diễn như vậy, cử tri sẽ nghĩ gì?

“Quốc hội khóa tới cần dành nhiều công sức hơn cho việc làm luật. Pháp luật có chặt chẽ thì hoạt động tội phạm càng được kìm chế. Pháp luật phải cao hơn tội phạm mới bảo vệ được người dân” – ông Nghĩa nói.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Quốc hộiphải có trách nhiệm chia sẻ với Chính phủ,chia sẻ trách nhiệm với cơ quan điều hành, chứ không phải biểu quyết xong khi có vấn đề lại thì quay sang chất vất hết Bộ trưởng giao thông rồi đến Bộ trường tài chính…

“Lẽ ra khi thông qua luật thì phải giải thích được lợi ích như thế nào? Nhưng trong thực tế thì lại để mặc Chính phủ làm một mình, cứ như mình không phải là người làm công tác pháp luật, không phải chịu trách nhiệm… Sau đó rồi cả Quốc hội lại phải chạy theo ra nghị quyết để sửa điều ấy” – ông Kiên nói.

Ông Kiên dẫn ra ví dụ, tại Quốc hội 12, nhiều đại biểu đã thông qua việc bổ sung vốn trái phiếu 160 nghìn tỉ đồng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh bằng hình thức TPP, BOT… Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có các trạm thu phí, ảnh hưởng đến vận tải, đến người dân nhưng sau này lại phản ánh “trạm thu phí mọc lên như nấm”.

Bên cạnh đó, ông Kiên cũng đề cập đến trách nhiệm của Quốc hội khi xem xét biểu quyết thông qua các vấn đề quan trọng. Các tài liệu mà các cơ quan chuẩn bị cho đại biểu Quốc hội thường là thiếu và yếu, không có liên kết, kế thừa từ nhiệm kỳ trước cho nên quyết sách chỉ đúng lúc đó, sau thì nảy sinh vấn đề.

Đồng tình với nhận định này, đại biểu Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh) nói rằng, nếu căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản pháp luật, dường như Quốc hội quyết định hết tất cả những vấn đề lớn, Chính phủ không có nhiều dư địa trong việc quyết định chính sách.

Ông đặt câu hỏi, trong quá trình hoạt động của mình, Quốc hội cũng nêu nhiều vấn đề tồn tại của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, vậy, trách nhiệm Quốc hội chia sẻ những tồn tại đó như thế nào?

Trí Lâm
Bài liên quan
Cần Thơ: Lãnh đạo Quốc hội thăm và tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 12.1, tại TP.Cần Thơ, ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con người phải đi bằng hai chân, luật pháp cũng thế!