Với "Công binh, đêm dài Đông Dương", lần đầu tiên người Việt Nam đương đại được hiểu chi tiết hơn về một chương sử đau thương về thân phận của 20.000 thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm công binh trước thế chiến thứ 2.

‘Công binh, đêm dài Đông Dương’ - thân phận người lính thợ VN trên đất Pháp

Tiểu Vũ | 21/04/2017, 15:51

Với "Công binh, đêm dài Đông Dương", lần đầu tiên người Việt Nam đương đại được hiểu chi tiết hơn về một chương sử đau thương về thân phận của 20.000 thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm công binh trước thế chiến thứ 2.

Công binh, đêm dài Đông Dương, bộ phim từng đoạt giải Licorne d’Or năm 2012, sẽ được chiếu cho khán giả Salon điện ảnh Cà phê thứ bảy vào ngày 23.4 tại Hà Nội.

VớiCông binh, đêm dài Đông Dương, lần đầu tiên người Việt Nam đương đại được hiểu chi tiết hơn về một chương sử đau thương về thân phận của 20.000 thanh niên Việt Nam bị cưỡng bức sang Pháp làm công binh trước thế chiến thứ 2.

Số phận 20.000 con người đã bị thay đổi vĩnh viễn khi họ bị đưa đến một đất nước xa xôi, lao động như những nô lệ. Khi thế chiến đi qua, rất ít người có thể trở về quê hương bởi bao nghi kị.

Một cảnh trong bộ phim tài liệu "Công binh đêm dài Đông Dương"

Những gì khán giả được biết trên truyền hình như: những người lính thợ này chính là người đầu tiên trồng lúa, làm ra những hạt gạo ở Cà Mạc (Carmague) miền Nam nước Pháp, chỉ là một phần rất nhỏ trong phần lịch sử bị lãng quên.

Tháng 6 năm ngoái, khi bộ phim được chiếu ởTrung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, đã xuất hiện nhiều con cháu của những người công binh năm xưa tới trò chuyện với đạo diễn. Họ đã chia sẻ những phần đời mà có lẽ, không sử sách nào ghi lại.

Không chỉ người đi là những công binh sống một cuộc đời khổ sở, mà những người ở lại là cha mẹ, vợ con của họ cũng phải chịu một cuộc sống đầy oan ức vì trong thời chiến bị mang tiếng có người nhà đi làm tay sai cho Tây.

Đạo diễn Lê Lâm

Đạo diễn Lê Lâm đã tiến hành làm bộ phim này khi các nhân chứng vẫn còn sống. Thời điểm ông làm phim, những người công binh năm xưa đều đã ngoài 80 – 90 tuổi, đến khi ông làm phim xong, nhiều người đã qua đời. Do đó, có thể coi bộ phim là những tư liệu lịch sử rất giá trị.

Trong chuyến về Việt Nam lần này, đạo diễn Lê Lâm tiếp tục chiếu giới thiệu bộ phim tại Salon điện ảnh Cà phê thứ bảy, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội, vào 19 giờ 30 tối 23.4. Sau buổi chiếu sẽ có cuộc trao đổi giữa đạo diễn với khán giả, chủ trì cuộc trò chuyện là nhạc sĩ Dương Thụ.

Đạo diễn Lê Lâm

Đạo diễn, biên kịch và giám đốc nghệ thuật Lê Lâmsinh năm 1948 ở Hải Phòng.

Năm 1966, Lê Lâm du học tại Trường Bách khoa Polytechnique và Trường cao đẳng Kỹ sư Paris. Ông còn học và tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris. Sau này ông hoạt động với tư cách đạo diễn, biên kịch.

Ông từng nhậnHuân chương Hiệp sĩ nghệ thuật và văn học (Chevalier des Arts et des Lettres) do Bộ Văn hóa Pháp trao tặng năm 1986.Những bộ phim ông đã thực hiện:Đế chế tan vụn(1983),Long vân khánh hội(1980),Công binh, đêm dài Đông Dương(2012),20 đêm và một ngày mưa(2006).

Công binh, đêm dài Đông Dương(2012) đã đoạt giải thưởng Liên hoan phim sử học quốc tế Pessac 2012, giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Amiens 2012, giải thưởng Liên hoan phim Việt Film Fest Anaheim 2014, California.Đề cử chính thức Liên hoan phim quốc tế Amsterdam 2012, Hong Kong 2013, Alger 2013…

Tiểu Vân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Công binh, đêm dài Đông Dương’ - thân phận người lính thợ VN trên đất Pháp