Vấn đề này được các đại biểu quốc hội nêu ra vào chiều 23.10, trong phiên thảo luận tại tổ các kết quả thực hiện Nghị quyết về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Công trình giao thông xuống cấp rất nhanh: Có việc rút ruột hay không?

24/10/2018, 11:30

Vấn đề này được các đại biểu quốc hội nêu ra vào chiều 23.10, trong phiên thảo luận tại tổ các kết quả thực hiện Nghị quyết về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mới thông xe đã hư hỏng - Ảnh: NLĐ

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, xu thế trên thế giới hiện nay về phân bổ chi ngân sách không làm như Việt Nam. Đó là chi ngân sách dựa vào nhu cầu, từng địa phương, bộ ngành tính toán quy mô của mình như số cán bộ bao nhiêu, hoạt động như thế nào… rồi nhân với đơn giá để ra tổng tiền ngân sách. Cách làm này được gọi là phân bổ ngân sách theo khoản mục.

“Việc này chỉ đảm bảo thực hiện chi đúng ngân sách vào những mục tiêu cần, nhưng sản phẩm tạo ra là gì thì chưa có. Nếu tiếp tục duy trì cách phân bổ này thì chắc chắn sẽ không bao giờ giảm được mức chi thường xuyên xuống để đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi thực sự có hiệu quả”, ông Cường khẳng định.

Theo ông Cường, thời gian tới phải tính lại cách phân bổ ngân sách, phân bổ theo chỉ tiêu đầu ra chứ không phải phân bổ theo nhu cầu như hiện nay. Nếu không hành động ngay thì chắc chắn kế hoạch ngân sách tài chính của giai đoạn 2021 sẽ không thực hiện được.

Một vấn đề khác là cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Theo ông Cường, Chính phủ cương quyết trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, chính điều này tạo lập khả năng huy động nguồn lực từ các khu vực kinh tế khác. Tuy nhiên, những việc thay đổi đó mới chỉ dừng lại ở phía bộ ngành, còn dưới địa phương, cơ sở trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều hạn chế.

“Trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa việc quy trách nhiệm của các cơ quan thực thi chính sách cấp cơ sở. Nếu làm động bộ thì môi trường kinh doanh và thể chế sẽ được thực hiện thông suốt và hiệu quả hơn”, ông Cường nêu quan điểm.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cũng bày tỏ băn khoăn về hiệu quả của nguồn lực ngân sách, chất lượng công trình, dự án. Ví dụ như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi của chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sớm bị hư hỏng.

"Đây chỉ là một ví dụ, còn bao nhiêu công trình khác? Có ý kiến cho rằng chúng ta đem tiền đổ xuống sông, xuống bể. Tiền đi vay thì thế hệ sau phải trả, nên phải sử dụng một cách hết sức thận trọng", bà Mai nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị đánh giá lại chất lượng các công trình hạ tầng, nhất là công trình đầu tư công. Bà Nga cũng nêu dẫn chứng từ dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

"Chúng ta phải trả lời được câu hỏi là tại sao các công trình giao thông và công trình đầu tư công xuống cấp nhanh đến vậy? Có hay không chuyện rút ruột công trình? Có phải chất lượng thi công công trình không đúng với yêu cầu thiết kế? Thử hỏi ở nước nào đường cao tốc nhanh hỏng như nước ta?", bà Nga nêu.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thì nhấn mạnh tình trạng tham nhũng vặt. Ông cho rằng “quá khủng khiếp khi cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trị giá hơn 34.000 tỉ đồng vừa làm xong đã hỏng. Tôi thường nói giao thông là huyết mạch, giờ nó như xơ vữa động mạch của đất nước. Trông vẻ ngoài thì hào nhoáng mà lật ra thì rất nhiều vấn đề”.

Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC đầu tư, quản lý, được thông xe và đưa vào khai thác toàn tuyến từ ngày 2.9.2018. Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác, đoạn tuyến Km0+000 - Km65+000 đã xuất hiện tình trạng mặt đường hư hỏng cục bộ tại một số vị trí.

Khối lượng hư hỏng chiếm khoảng 70m2/3,1 triệu m2, tuy nhiên do Ban Quản lý dự án và các đơn vị quản lý khai thác đường cao tốc, các nhà thầu đã chậm triển khai sửa chữa.

Ngoài ra, nhiều điểm bị bong tróc nhỏ do mưa chưa thể triển khai phương án sửa chữa theo quy mô lớn càng khiến tình trạng hư hỏng mặt đường chưa được khắc phục triệt để, kịp thời.

Ngày 12.10.2018, VEC đã tạm dừng thu phí cho đến khi khắc phục triệt để các hư hỏng trên đoạn tuyến Km0+000 - Km65+000.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng không thể có nguyên nhân do mưa nhiều hay thời tiết khác tác động làm hư hỏng mặt đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cũng không phải do xe quá tải trọng chạy nhiều, mà do chất lượng thi công.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng nói khi thiết kế dự án, xây dựng cao tốc, phải tính toán, tổng hợp đầy đủ các yếu tố tác động đến như thời tiết, lưu lượng xe, tải trọng lên mặt đường, kể cả động đất.

“Nếu nói là do mưa đầu mùa thì không chấp nhận, đề nghị Bộ trưởng GTVT cho biết giải pháp và phải xử lý nghiêm việc này”, Phó thủ tướng yêu cầu.

Hiện nay, chủ đầu tư đã khắc phục những đoạn đường hư hỏng.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công trình giao thông xuống cấp rất nhanh: Có việc rút ruột hay không?