Theo Wall Street Journal, công ty khởi nghiệp 23andMe hiện nắm trong tay kho dữ liệu gien của 9 triệu khách hàng và tin rằng đây là yếu tố quan trọng nhất của chu kỳ phát triển dược phẩm một cách nhanh chóng.

Công ty 23andMe bắt tay các hãng dược phẩm tăng tốc phát triển thuốc

Vũ Trung Hương | 18/02/2019, 19:27

Theo Wall Street Journal, công ty khởi nghiệp 23andMe hiện nắm trong tay kho dữ liệu gien của 9 triệu khách hàng và tin rằng đây là yếu tố quan trọng nhất của chu kỳ phát triển dược phẩm một cách nhanh chóng.

Hiện giờ, công ty 23andMe đang nghiên cứu bào chế 13 loại thuốc - bao gồm các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh về da.

23andMe đang tập hợp một nhóm gồm 70 nhà khoa học đang nghiên cứu 13 loại thuốc. Hầu hết các hợp chất vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng 2 sản phẩm đã được thử nghiệm trên động vật.

Công ty công nghệ sinh học Mỹ này đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong thị trường xét nghiệm ADN tại nhà. Theo MIT Technology Review, hơn 26 triệu người Mỹ đã tham gia xét nghiệm di truyền tại nhà. Trong số này, 9 triệu khách hàng đã sử dụng dịch vụ của 23andMe.

Giám đốc điều hành Anne Wojcickicho biết, công ty lưu dữ liệu khách hàng và sử dụng nó cho mục đích nghiên cứu. Đó là thông tin cá nhân của hàng triệu người giúp 23andMe có thể thử nghiệm các hoạt chất nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các công ty dược phẩm truyền thống.

Công ty đã hợp tác với tập đoàn dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline. Một trong những dự án của GlaxoSmithKline là một loại thuốc chống lại bệnh Parkinson bằng cách tác động đến gien LRRK2. Người ta cho rằng ở một số bệnh nhân được chẩn đoán mắc Parkinson có đoạn ADN đặc biệt này có liên quan đến sự phát triển của bệnh.

Trong số 1 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson thì gien LRRK2 có ở 10 nghìn người. Công ty GlaxoSmithKline đã phải mất vài năm để tìm kiếm những người như vậy, và 23andMe có thể cung cấp cho công ty một cơ sở gồm 250 bệnh nhân có gien đã được phát hiện. Hơn nữa, tất cả những người đó đều đã đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phát triển thuốc tăng tốc là loại “chén thánh” cao cấp dành cho ngành dược phẩm vì hiện nay có tới 86% thuốc thử nghiệm không đi đến được giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Năm 2018, GlaxoSmithKline đã bỏ ra 300 triệu đôla để mua cổ phần của 23andMe, đồng thời ký hợp đồng 4 năm để phát triển thuốc. Công ty của Anne Wojcickicũng chia sẻ thông tin di truyền với các nhà phát triển thuốc khác, bao gồm Pfizer, Biogen, Genentech và Alnylam.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty 23andMe bắt tay các hãng dược phẩm tăng tốc phát triển thuốc