Khi bị rối loạn tiêu hóa, mọi người thường tự phỏng đoán một số nguyên nhân liên quan. Họ sẽ đặt những câu hỏi kiểu như liệu đó là lỗi do bệnh dạ dày, hoặc ẩn sau căn bệnh là một thực phẩm nào mà họ đã ăn.

Cúm dạ dày do virus và ngộ độc do thực phẩm có giống nhau không?

Lê Phúc Vinh | 18/07/2016, 15:00

Khi bị rối loạn tiêu hóa, mọi người thường tự phỏng đoán một số nguyên nhân liên quan. Họ sẽ đặt những câu hỏi kiểu như liệu đó là lỗi do bệnh dạ dày, hoặc ẩn sau căn bệnh là một thực phẩm nào mà họ đã ăn.

Cơn đau dạ dày thường phát triển sau cơn bệnh cúm - đượcgọi là cúm dạ dày -vàcơn đau dạdày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc cócác triệu chứng tương tự, rất dễ gây ra nhữngnhầm lẫn dẫn đếnđiều trị khôngđúng cách.

Cúm dạ dày là gì?

Mặc dù có tên gọi là cúm dạ dày, nhưng không có kết nối rõ ràng giữa căn bệnh này vớimột virus dạ dày hay virus cúm nàođược thực sựxác định cả. Cúm dạ dày là do nhiễm trùng bởi virus tấn công vào hệ thống tiêu hóa, trong khi virus cúm thực sự tấn công vào hệ thống hô hấp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước Mỹ, nguyên nhân phổ biến nhất là do norovirus, nó bao gồm các chủng khác nhau của virus dạ dày.

Cúm dạ dày lan truyền như thế nào?

Cúm dạ dày rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng. Những người bị nhiễm một loại virus dạ dày có thể lây nhiễm cho mọi người từ lúc họ bắt đầu bị bệnh cho đếntrong vài ngày đầu tiên sau khi hồi phục.

Cúm dạ dày có thể lây lan theo nhiều cách khác nhau:

- Ăn hoặc uống các thực phẩm đã bị nhiễm virus.

- Có tiếp xúc miệng trực tiếp hoặc gián tiếp với một người bị nhiễm bệnh qua các bề mặt có các virus bám trên nó.

- Virus này cũng được tìm thấy trong chất nôn và phân của người nhiễm.

- Những người đang chăm sóc cho người bệnh cúm dạ dày nên có biện pháp bảo hộ, phòng ngừa.

Các triệu chứng của cúmdạ dày

Cúm dạ dày có nhữngtriệu chứng phổ biến kéo dài đến 10 ngày,bao gồm:

- Mất cảm giác ngon miệng.

- Buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Đau bụng, đau nhức cơ bắp, hoặc cảm giác yếu cơ bắp.

- Sốt thấp cấp.

- Nhức đầu.

- Choáng váng hay chóng mặt.

-Tiêu chảy, có thể chảy nước hoặc có máu.

- Phân thường không lẫn máu, nhưng phân có máu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng.

Chẩn đoán cúm dạ dày

Không có phương pháp xét nghiệm chính xác nào cho cúm dạ dày. Các bác sĩ có thể sẽ lần theo các triệu chứng của bệnh nhân khi thực hiện các chẩn đoán.

Xét nghiệm phân có thể được sử dụng để phát hiện các rotavirus hay norovirus, nhưng không có các xét nghiệm nhanh virus khác. Một mẫu phân cũng có thể được sử dụng để loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Điều trị và phòng ngừa

Có một vài điều mà mọi người có thể làm tại nhà để giúp phục hồi sau cúm dạ dày:

- Cố gắng không ăn bất cứ thức ăn đặc trong vài giờ.

-Nên uống nhiều nước để không bị mất nước. Tránh nước trái cây hoặc đồ uống khác có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

- Nên nhanh chóng ăn uống trở lại. Bắt đầu với loại thức ăn dễ tiêu hóa nhưbánh ngọt, bánh mì nướng, và gạo. Ngừng ăn nếu cảm thấy có cảm giác buồn nôn.

- Cần kiêng cử một số chất nhất định cho đến khi cảm thấy tốt hơn,bao gồmsữa, cà phê, rượu, đường và béo hay các chất gia vị.

Mọi người nên thận trọng với những thuốc không cần toa, một số loại thuốc có thể làm cho các nhiễm trùng nặng hơn. Ngay cả các thuốc chống tiêu chảy cũng có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn, nếu nguyên nhân của bệnh là vi khuẩn.

Cúm dạ dày thường chỉ phát bệnh trong vòng 24 đến 48 giờ, việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Mọi người nên đi khám bác sĩ nếu họ cảm thấy mắc cúm dạ dày và có một trong các triệu chứng sau đây:

- Phân có máu hoặc chất nôn.

- Không thể giữ chất lỏng xuống ít nhất là 24 giờ.

- Mất nước.

- Sốt trên 40o C hay104oF.

Lời khuyên cho việc ngăn ngừa cúm dạ dày

Theo ước tính của CDC, norovirus gây ra từ19 đến21 triệuca bệnh, 56 ngànca đến bệnh viện, 71 ngànca phải nhập viện, và từ 570 đến 800 người tử vong mỗi năm chỉ riêng ở nước Mỹ. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này:

- Thực hành vệ sinh tay đúng cách. Mọi người nên luôn luôn rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tả, trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

- Biện pháp đề phòng quan trọng khi nấu ăn là phải rửa sạch trái cây, rau quả và nấu chín toàn bộ mọi thực phẩm.

- Làm sạch và khử trùng các bề mặt có khả năng bị ô nhiễm. Mọi người ngay lập tức làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm sau khi bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

- Rửa, giặt triệt để. Các virus dạ dày có thể dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác, vì vậy bất kỳ quần áo bị dínhdịch nôn hoặc phân cần được loại bỏ và rửa sạch.

- Giữ một khoảng cách nhất định với bất cứ ai bị nhiễm bệnh. Nếu một người nào đó trong gia đình bị nhiễm, nên cách ly và dùng đồ dùng cá nhân riêng biệt.

Tuy nhiên, có một số thuốc chủng ngừa, vắc xin có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng của virus, nhưng chỉ dùng cho trẻ em trong năm đầu tiên sau khi sanh.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm và bệnh cúm dạ dày thường bị nhầm lẫn do các triệu chứng tương tự nhau. Ngộ độc thực phẩm là do ăn phải loại thực phẩm có chứa vi khuẩn, virushoặc ký sinh trùng qua quá trình ăn uống mỗi ngày.

Sự lây nhiễm chéo thường là nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Đó là khi các sinh vật có hại chuyển từ một bề mặt khác sang thực phẩm đã sẵn sàng để ăn.

Vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trên các loại thực phẩm như thịt, sản phẩm từ sữa, và nước sốt không được giữ ở nhiệt độ thích hợp. Các vi khuẩn và sinh vật gây hại khác có thể sản sinh ra các chất độc gây viêm ruột khi ăn.

Ô nhiễm cũng có thể xảy ra ở nhà nếu thực phẩm như thịt tươi không được xử lý hoặc không được nấu chín.

Salmonella và E. coli là hai loại vi khuẩn phổ biến liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Trong khi các triệu chứng của bệnh cúm dạ dày có thể mất nhiều ngày để phát triển, thì các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Người bệnhcó thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và chuột rút, hoặc bị sốt. Bệnh do ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, nhưng hầu hết các trường hợp rõ ràng thường chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày.

Mọi người nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nếu nhận thấy nhiều người khác cũng bị bệnh giống mình sau khiăn các thực phẩm tương tự. Xà lách, rau sống hoặc thịt gia cầm, trứng, hải sản, thực phẩmnấu chưa chín và các sản phẩm từ sữa đều là những loại thực phẩm có nguy cơ cao dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm không dễ dàng, đặc biệt là nếu không thể xác định được các nguyên nhân. Các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm cận lâm sang và lâm sàng để xem những gì đang gây ra mầm bệnh mới có thể chẩn đoán.

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Mọi người có thể tự ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bằng cách đảm bảo các loại thịt, rau xanh và các loại thực phẩm khác được lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp. Mọi người không nên ăn các món ăn đã được lưu giữ trong hơn 2 giờ.

Điều quan trọng nhất là nên rửa tay sau khi xử lý bất kỳ thịt sống, trứng sống, hoặc nước sốt được làm với trứng sống… Mọi người nên tập tính cẩn thận trước khi đưa bất kỳ thứ gì vào miệng.

Duy Long (theo MNT)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cúm dạ dày do virus và ngộ độc do thực phẩm có giống nhau không?