Rằm tháng Giêng còn là Tết Nguyên tiêu hay tết Thượng Nguyên. Vào ngày này, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ cúng rất tươm tất với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

'Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'

08/02/2020, 12:01

Rằm tháng Giêng còn là Tết Nguyên tiêu hay tết Thượng Nguyên. Vào ngày này, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ cúng rất tươm tất với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Người dân đi chùa ngày Rằm tháng Giêng - Ảnh: KTĐT

Câu nói Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng nhấn mạnh về sự quan trọng của ngày này. Đó là nét văn hóa truyền thống trong các gia đình người Việt, nhất là với những ai theo đạo Phật.

Trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam, GS Trần Ngọc Thêm viết không chỉ ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Thêm vào đó, tháng Giêng công việc ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên đây là tháng có nhiều Tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Tết Nguyên tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào ngày này, người Trung Quốc có truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, dưới ánh trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng. Nhưng sau khi nét văn hóa tín ngưỡng này du nhập đến một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thì được bổ sung thêm nhiều yếu tố văn hóa cho phù hợp với văn hóa của người Việt.

Theo Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 thì ngày Rằm tháng Giêng nằm trong cùng hệ thống với các tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy, địa quan xá tội) và tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười, thủy quan giải ách). Đây là thời điểm thích hợp để mọi người cầu an cả năm cho mình và gia đạo. Tuy nhiên, một số người vẫn đang hiểu sai rằng chỉ cần đi lễ chùa ngày này thì mọi lỗi lầm, sai trái đều được bỏ qua để cho đón nhận nhiều điều phước lành. Thượng tọa Thích Thiện Chiếu khuyên rằng mỗi người làm nhiều việc thiện, sống tích đức, tâm giữ bình an thì mọi chuyện đều suôn sẻ.

Vào ngày ngày, mọi người thường đi chùa cúng dường, cầu an. Nhưng năm nay do phòng ngừa virus Corona, người dân hạn chế tụ tập nơi chốn đông người nên các chùa vắng vẻ hơn mọi năm.

Còn riêng tại các gia đình, gia chủ sẽ làm mâm cúng tinh tươm để cúng bái tổ tiên.

Thông thường, lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ được làm vào ngày 15.1 Âm lịch hàng năm. Một số gia đình vì công việc bận bịu mà làm trước từ ngày 13, 14. Năm Canh Tý 2020, rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7 ngày 8.2 dương lịch.

Mâm cúng gia tiên - Ảnh: Internet

Trong những ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 2 lễ cúng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên.

Mâm lễ cúng Phật

Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh trong lễ cúng Phật nên cúng các món ăn chay tinh khiết. Mâm cúng bao gồm:

- Bánh trôi nước

- Món xào chay

- Bát canh măng nấm hoặc là canh củ quả

- Hoa quả, chè xôi

- Các món đậu...

Ngoài ra, lễ vật cúng sẽ có hương, hoa, đèn, nến.

Mâm cúng Phật còn có món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay cúng Phật là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Còn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm lễ cúng gia tiên

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng truyền thống thường có những bát/ đĩa sau:

- 4 bát gồm: Bát mọc, ninh măng, bát miến, bát bóng

- 6 đĩa gồm thịt lợn (hoặc thịt gà), dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm

Còn với bài văn khấn thì không cần phức tạp. Bạn có thể tham khảo mẫu văn như sau:

“Kính lạy Thần linh Thổ địa, Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Ất Mùi. Chúng con là…, ngụ tại… Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý”.

Minh An

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng'