Theo Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Đặc tả tập dữ liệu mở cho cổng dữ liệu DCAT-VN của Bộ TT-TT, việc cung cấp dữ liệu mở còn là phương tiện để thúc đẩy nghiên cứu KH-CN.

Cung cấp dữ liệu mở - phương tiện để thúc đẩy nghiên cứu KH-CN

Thu Anh | 21/05/2023, 14:55

Theo Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Đặc tả tập dữ liệu mở cho cổng dữ liệu DCAT-VN của Bộ TT-TT, việc cung cấp dữ liệu mở còn là phương tiện để thúc đẩy nghiên cứu KH-CN.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang xây dựng một số Dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Bộ TT-TT đang lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân về Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Đặc tả tập dữ liệu mở cho cổng dữ liệu DCAT-VN.

Theo Bộ TT-TT, tiêu chuẩn này quy định cấu trúc dữ liệu đặc tả tập dữ liệu mở được công bố trên cổng dữ liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, phục vụ mục đích công bố tập dữ liệu mở, kết nối các cổng dữ liệu với nhau để trao đổi thông tin về tập dữ liệu mở.

Kết nối, chia sẻ thông tin về dữ liệu mở giữa các cổng dữ liệu. Tra cứu, khai thác các tập dữ liệu mở được công bố. Dữ liệu mở khi được công bố phải kèm theo các thông tin đặc tả được thể hiện trong tiêu chuẩn này…

Bộ TT-TT cho biết, trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu mở và tích cực cung cấp dữ liệu mở cho cộng đồng. Theo thống kê báo cáo của Liên hợp quốc, từ năm 2014 số lượng quốc gia có cổng dữ liệu cung cấp dữ liệu mở đã tăng từ 46 quốc gia lên 153 quốc gia vào năm 2020.

Trong số các quốc gia này có 59% quốc gia có chính sách về dữ liệu mở, 62% quốc gia có đặc tả dữ liệu hoặc từ điển dữ liệu, 57% chấp nhận yêu cầu công khai dữ liệu đối với các tập dữ liệu mới. 52% có hướng dẫn sử dụng dữ liệu mở và 49% tham gia các nỗ lực quảng bá cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu mở.

cung-cap-du-lieu-mo.jpg
Kết nối, chia sẻ dữ liệu số là mục tiêu trong chương trình chuyển đổi số của nước ta hiện nay - Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, Cổng dữ liệu quốc gia có chức năng là đầu mối cung cấp dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ và thúc đẩy sáng tạo, phát triển kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, Cổng dữ liệu quốc gia còn là đầu mối cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giám sát tình hình kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm theo dõi, đăng ký và cung cấp thông tin về dữ liệu, dữ liệu mở; quản lý dữ liệu mở; khả năng chia sẻ dữ liệu và nhu cầu khai thác dữ liệu trên Cổng dữ liệu quốc gia…

Theo Bộ TT-TT, cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước luôn được đánh giá là một chỉ tiêu thể hiện sự minh bạch của mỗi quốc gia. Cung cấp dữ liệu mở còn là phương tiện để thúc đẩy nghiên cứu KH-CN, thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Trước nhu cầu cấp thiết của xã hội về dữ liệu mở, ngày 9.4.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số. Theo đó, dữ liệu mở phải có khả năng truy cập qua môi trường mạng, phải có khả năng đọc được bằng máy và cung cấp trên Cổng dữ liệu quốc gia, các cổng dữ liệu khác.

Về triển khai cung cấp dữ liệu mở, Đà Nẵng và TP.HCM đã triển khai xây dựng Cổng dữ liệu cung cấp dữ liệu mở của mình. Trong năm 2020 vừa qua, Bộ TT-TT cũng đã khởi động xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia cung cấp dữ liệu mở để làm đầu mối cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ.

Theo đó, để xây dựng một tiêu chuẩn cho Việt Nam, Dự thảo nêu rõ: “Cần phải đặt ra các yêu cầu thực tế để phát triển; phải tương thích nhất định với tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể ở đây là DCAT là tiêu chuẩn gốc về mô tả tập dữ liệu mở”.

Ngoài ra, phải đủ đơn giản để dễ dàng triển khai tại Việt Nam; linh động có thể mở rộng các thuộc tính dữ liệu để đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, ví dụ như dữ liệu không gian…

Theo Dự thảo của Bộ TT-TT, tiêu chuẩn đề xuất cho Việt Nam, DCAT-VN đã được phát triển trên tiêu chuẩn gốc, tiếp thu được kinh nghiệm từ các quốc gia và phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam, giúp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức dễ dàng áp dụng, thuận tiện cho việc cung cấp dữ liệu mở. Từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo trong cộng đồng, xã hội; là mục tiêu trong chương trình chuyển đổi số của nước ta hiện nay.

Bài liên quan
Nghiên cứu xây dựng hệ thống dữ liệu mở về KH-CN
Bộ KH-CN đang phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng hệ thống Dữ liệu mở về KH-CN, ứng dụng công nghệ BigData phục vụ cộng đồng nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cung cấp dữ liệu mở - phương tiện để thúc đẩy nghiên cứu KH-CN