Sử nước Tống mô tả Thân Cảnh Phúc: "Quân Tống thừa thắng chiếm châu Quang Lang (Lạng Châu), viên Tri châu là con rể nhà vua, bèn trốn vào trong đám cỏ, thấy quân Tống thì ra giết chết hoặc bắt về xẻo thịt ăn. Người ta cho là vị Thiên thần".
Đội hình quân Tống bị xé đứt thành từng đoạn, sang bao nhiêu bị giết bấy nhiêu nên phải rút chạy về bờ bắc. Quân tiên phong của Miêu Lý trở nên cô thế chống cự không nổi, bị vây kín bốn mặt.
Thuyền Tống to lớn cơ động chậm, bị các chiến thuyền thực thụ của Đại Việt nhanh nhẹn bao vây tiêu diệt từng chiếc. Quân lính Tống ô hợp không biết xoay sở thế nào, bị quân Đại Việt tắm máu. Binh thế Tống đứt đoạn không sao cứu vãn nổi, nhưng vì thủy quân Tống rất đông nên thủy quân Đại Việt giết không xuể.
Khi bố trí một thế trận chống ngoại xâm, Lý Thường Kiệt phải chọn địa bàn châu thổ sông Hồng gần kinh thành Thăng Long làm trọng tâm với lực lượng đóng vai trò then chốt là các đội quân chính quy người Kinh
Những vũ khí tối tân nhất của Tống, thậm chí có thể nói là tối tân nhất thế giới thời bấy giờ đều được đưa sang đánh Đại Việt. Trong đó có thể kể đến hỏa tiễn, máy bắn đá, nỏ lớn, pháo thăng thiên…
Quân Đại Việt ban đầu dùng máy bắn đá bắn vào thành, giết nhiều quân dân Tống. Lại dùng thang vân thê (thang lắp trên xe đẩy) trèo lên tường thành thì bị quân Tống dùng đuốc dầu và hỏa tiễn đốt cháy thang.
Cùng với cánh quân của Tông Đản ở phía Tây Nam, cánh quân của Lý Thường Kiệt từ Khâm Châu vượt qua Thập Vạn Đại Sơn thẳng tiến thành Ung Châu từ phía Đông Nam. Trước khi tiến quân ông hạ lệnh giết hết 8.000 tù binh vì không đủ quân trông coi số tù binh này.
Nắm thời cơ, vào tháng 11.1075 bộ binh Đại Việt tấn công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Tây Bình của Tống nằm gần biên giới lần lượt bị chiếm nhanh chóng
Trong bối cảnh nước Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược từ phía bắc, thì quân Chiêm Thành lại đánh phá dữ dội phía nam. Nước Đại Việt lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch...
Nước Tống tuy ra vẻ bề trên nhưng vẫn sợ uy của triều Lý. Năm 1059 Lý Thánh Tông đã đem quân đánh vào Khâm Châu của Tống, cướp phá các động Tư Lãm, Cổ Vạn, Chiêm Lãng trên đất Tống, uy hiếp thành trì, thị uy rồi rút về.
Sau khi Lý Thánh Tông mất, triều đình rơi vào cuộc đấu đá giữa phe của hoàng thái phi Ỷ Lan được Thái úy Lý Thường Kiệt ủng hộ và phe của Thượng Dương hoàng thái hậu được thái sư Lý Đạo Thành phò tá. Nhà Tống nhân cơ hội đó nhòm ngó nước ta.