Lực lượng an ninh của chính quyền quân sự đang cố gắng thu giữ thi thể của những người biểu tình tại Myanmar bị thiệt mạng vì trúng đạn.

Cuộc chiến giành giật xác người biểu tình tại Myanmar

Anh Tú | 25/03/2021, 08:23

Lực lượng an ninh của chính quyền quân sự đang cố gắng thu giữ thi thể của những người biểu tình tại Myanmar bị thiệt mạng vì trúng đạn.

Một nhóm từ thiện có trụ sở tại Mandalay cứu giúp những người bị thương và tổ chức tang lễ cho những người bị thiệt mạng trong biểu tình, cho biết kể từ ngày 5.3, họ đã phải tiến hành bốn lễ tang mà không có thi thể vì những người thiệt mạng đã được lực lượng an ninh đem đi hỏa táng.

Nhóm cũng cho biết số lượng thi thể được đưa đi có thể nhiều hơn vì nhiều người chết và bị thương đã được lực lượng an ninh đưa đi sau một loạt vụ xả súng gần đây ở thành phố.

Lực lượng an ninh đã tiến hành một loạt các vụ đột kích tại thị trấn Chanmyathazi trong ba ngày sau cuộc đối đầu với những người biểu tình ôn hòa vào 21.3. Trong các cuộc đột kích, người dân ghi nhận ít nhất 20 người thiệt mạng và khoảng một trăm người bị thương.

xac-nguoi-myanmar-2.jpeg
Thi thể thiếu niên 16 tuổi - Ảnh:  Internet

Hôm 22.3, lực lượng an ninh tuyên bố cần tiến hành khám nghiệm tử thi, đã làm gián đoạn lễ tang ở thị trấn Chanayethazan. Họ đã lấy thi thể của một thiếu niên 16 tuổi (vốn là nhân viên phục vụ quán trà sữa) thiệt mạng trong một cuộc đột kích vào đêm trước.

Một đoạn video từ Mandalay cũng cho thấy một người đàn ông dường như đã chết được lực lượng an ninh và những người mặc thường phục chất lên chiếc xe thường dùng để vận chuyển tù nhân.

Trước đó, vào ngày 4.3, lực lượng an ninh ở Mandalay đã khai quật thi thể một thiếu nữ 19 tuổi (Kyal Sin) bị bắn chết hôm 3.3 trong một cuộc biểu tình. Ngày hôm sau, chính quyền Junta phủ nhận trách nhiệm trong cái chết của thiếu nữ xấu số. Junta nói rằng viên đạn chì trong hộp sọ của cô ấy không phải loại do cảnh sát sử dụng. Tuy nhiên, một số phóng viên chứng kiến lại nói ​​lực lượng an ninh cũng sử dụng súng hơi bắn đạn chì trong chiến dịch trấn áp.

Các lực lượng quân sự ở Mandalay cũng từ chối thừa nhận liên quan cái chết của một người đàn ông 26 tuổi. Người này qua đời tại bệnh viện quân đội sau khi không được điều trị thích hợp cho các vết thương ở đầu và chân do dính đạn trong lần tham gia biểu tình vào ngày 20.2. Thay vào đó, quân đội khẳng định người đàn ông chết vì COVID-19.

Các nhóm từ thiện cung cấp dịch vụ tang lễ cho những người thiệt mạng cho biết trong cuộc xung đột giữa người biểu tình và lực lượng an ninh thời kỳ đầu, quân đội sẽ chuyển thi thể của những người thiệt mạng về gia đình sau khi khám nghiệm tử thi. Nhưng gần đây, họ đã ngừng việc chuyển thi thể về cho gia đình.

Người dân Mandalay cho rằng phía quân đội muốn trốn tránh trách nhiệm về cái chết của người biểu tình và giảm số người chết bằng cách thao túng khám nghiệm tử thi.

Chị của bé gái Ma Khin Myo Chit bị chết do đạn vào chiều 23.3 nói rằng gia đình đã tổ chức lễ tang cho bé một cách bí mật vì lực lượng an ninh đang truy tìm họ.

xac-nguoi-myanmar-3.jpeg
Gia đình bé Ma Khin Myo Chit bên xác người thân - Ảnh:  Internet

Bé gái bị bắn chết ở cự ly gần trong một cuộc đột kích vào nhà dân tại phường Aung Pin Laethuộc thị trấn Chanmyathazi. Các báo cáo ban đầu nói Ma Khin Myo Chit mới 7 tuổi nhưng gia đình xác nhận rằng bé mới 6 tuổi. Trong cuộc đột kích, anh trai của bé Makhin cũng bị lực lượng an ninh bắt đi.

Người nhà cho biết lực lượng an ninh cũng đã khám xét nhà của họ một lần nữa vào đêm hôm sau khi tất cả đều vắng nhà. Giờ đây, họ đang trốn tại một địa điểm khác trong thành phố.

“Hành vi tàn bạo của họ vượt quá khả năng chịu đựng. Không có từ ngữ nào để diễn tả hành động của họ”, chị của bé gái xấu số nói.

Ngoài ra, các thành viên gia đình của một nạn nhân khác - Ko Chan Thar Htwe, 21 tuổi, người bị bắn chết vào sáng 23.3 – cũng đã rời khỏi nhà của họ ở phường Aung Thayar ở thị trấn Chanmyathazi vào ngay hôm sau và lực lượng an ninh bắt đầu hỏi trong khu phố về địa chỉ của họ.

Vào thời điểm không có biểu tình trên đường phố, Ko Chan Thar Htwe đã bị bắn vào đầu từ tầm xa khi anh ta đang ở trước nhà.

Ko Than Niang Htun, anh trai của nạn nhân cho biết lực lượng an ninh đã đến gần nhà họ vào chiều 23.3 trong khi họ đang đưa thi thể người thân đến bệnh viện. Ko Than nói rằng họ đã bí mật tổ chức lễ tang cho Ko Chan vào 23.3 sau khi di chuyển qua hai địa điểm.

Ko Than nói: “Ngay cả sau khi em trai tôi bị giết, tất cả các thành viên trong gia đình chúng tôi đã phải chạy trốn”.

Hôm 23.3, hai người nữa ở độ tuổi 36 và 27 cũng bị bắn chết trong khi lực lượng an ninh tiến hành truy quét tại phường Aung Pin Lae thuộc thị trấn Chanmyathazi.

Trong các vụ bạo lực gần đây ở một số thị trấn của Yangon, Bago, Pyay và Mandalay, thi thể của các nạn nhân đã được lực lượng an ninh mang đi.

Đầu tuần này, chính quyền Myanmar thừa nhận 164 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình và 9 người trong lực lượng an ninh cũng thiệt mạng.

Trong cuộc họp báo hôm 23.3, phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun cho biết quân đội Myanmar "lấy làm tiếc" trước cái chết của 164 người dân nước này khi tham gia biểu tình chống đảo chính. Đồng thời, ông cáo buộc người biểu tình chống đảo chính phá hoại tài sản trên diện rộng và gây ra tình trạng hỗn loạn.

Nhưng thống kê khác từ các phía các tổ chức quan sát cho biết khoảng 260 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo lực.

Chênh nhau 100 người thiệt mạng cũng là con số lớn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc chiến giành giật xác người biểu tình tại Myanmar