Howard Hughes là một tỷ phú “lập dị”, ông sở hữu một trí óc tuyệt vời, một người sáng tạo không biên giới nhưng lại chịu đựng sự tổn thương về thể chất và tinh thần nên đã làm hỏng tâm trí của ông.
Tỷ phú Howard Hughes (24.12.1905- 05.04.1976), từng là ông trùm kinh doanh ở Mỹ, một nhà đầu tư, kỹ sư hàng không, nhà làm phim và là một trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản là 2 tỷ đô la Mỹ (tương đương 6,22 tỷ đô la Mỹ bây giờ). Howard Hughes nổi tiếng với những bộ phim kinh phí lớn ở Hollywood vào cuối những năm 1920 như: The Racket (1928), Hell’s Angels (1930), Scarface (1932) và The Outlaw (1943).
Nỗi ám ảnh thời niên thiếu
Ngày từ khi sinh ra, Howard Hughes đã sống trong sự giàu có bởi cha ông Howard Sr., đã phát minh ra việc sử dụng khoan cho ngành kinh doanh dầu lửa thời bấy giờ.
Vào những năm 1920, Howard Hughes đều nhận được 5.000 đô la Mỹ mỗi tuần cho việc tiêu xài. Dù chưa bao giờ tốt nghiệp trung học, nhưng cha Howard đã mua một chỗ tại ĐH Rice. Chính “sự ban thưởng” này khiến cho Howard Hughes tin rằng, tiền có thể dễ dàng mua được mọi thứ ông muốn.
Tuy nhiên sự kiểm soát của mẹ Howard đã trở thành “nỗi ám ảnh” suốt đời của Howard lên vi trùng. Bại liệt là mối đe doạ thực sự khi Howard còn trẻ nên mẹ vì muốn bảo vệ ông đã khám sức khỏe hằng ngày và kiểm soát tất cả những gì ông ăn. Howard Hughes hoàn toàn không có bạn bè và sống trong cô đơn. Sự ảnh hưởng của người mẹ quá lớn đã tác động đến tâm lý rất lớn đến Howard.
Cha mẹ Howard Hughes qua đời, ông được thừa kế 75% bất động sản của cha và công ty Hughes Tool khi ông đến18 tuổi.
Khuynh đảo Hollywood
Năm 1925, Howard Hughes rời Houston tới Los Angeles để bắt đầu dự án làm phim. Trong bộ phim “Hell’s Angel’s”, Howard đã mua tới 87 chiếc máy bay kiểu cũ từ chiến tranh Thế Giới I chỉ vì muốn quay cảnh máy bay cháy trong phim. Đã có một vài tai nạn xảy ra và một phi công đã chết trong lúc quay phim, bộ phim đã phải quay đi quay lại nhiều lần và “ngốn” tới 3,8 triệu đô la Mỹ vào thời điểm đó.
Hai bộ phim “Scarface” và “The Outlaw” cũng gặp rắc rối vì nội dung liên quan đến bạo lực và bị kiểm soát.
Năm 1948, Howard Hughes mua lại RKO Studios nhưng sa thải đến 75% nhân viên. Tuy nhiên sự nghiệp sản xuất phim đã không mấy khởi sắc và năm 1954 ông bán lại cổ phần của RKO, kiếm được 6,5 triệu đô la Mỹ.
Kỹ sư hàng không tuyệt vời
Sở thích của Howard Hughes về máy bay bắt đầu từ lúc làm phim và ông đã thành lập Hughes Aircraft vào năm 1932. Ông mua Trans World Airlines và biến nó thành hãng vận chuyển quốc tế. Do không giỏi trong quản lý, Howard đã bán lại để lấy 500 triệu đô la Mỹ. Nhưng thành quả lớn nhất của Howard Hughes đạt được là phát triển 2 phát minh quan trọng: càng hạ cánh và đinh tán phẳng giúp giảm kéo không khí và tăng tốc độ. Điều này đóng góp rất lớn cho ngành hàng không.
Tuy nhiên, trong quá trình lái thử như một phi công cho chính những máy bay của mình, Howard gặp tai nạn 2 lần vào những năm 1943 và 1946 và khiến ông gần như bị chết. Dù nằm trong bệnh viện nhưng Howard vẫn làm việc và thiết kế ra nút bấm trên giường để giúp các nạn nhân bỏng di chuyển xung quanh. Nó đã được sử dụng cho những chiếc giường bệnh hiện đại ngày nay.
Nhưng để vượt qua cơn đau, Howard đã phải dùng đến thuốc giảm đau, morphine và codeine trong thời gian dài.
Chính những tai nạn, nỗi đau về thể chất cũng như sự ám ảnh của một tuổi thơ về sự kiểm soát của người mẹ đã khiến cho Howard Hughes mắc bệnh OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Ông dùng khăn giấy để mở cửa hay như cầm điện thoại và không thể chịu đựng được khi nhìn thấy bụi bẩn trên quần áo người khác. Ông đốt hết quần áo của mình để tránh vi khuẩn.
Năm 1976, Howard Hughes qua đời sau khi bị phát hiện bất tỉnh ở Mexico. Và sau cái chết của Howard, tài sản 2 tỉ đô la Mỹ đã được chia đều cho các anh chị em họ. Dù Howard Hughes được biết đến như một tỷ phú lập dị nhưng ông vẫn là một nhà sáng tạo tuyệt vời.
Kim Bùi (theo My First Class Life)