Đó là cuốn hộ chiếu có tên The Sovereign Military Order of Malta (Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta) và trên thế giới chỉ có khoảng 500 cuốn đang lưu hành.
Với lớp bìa màu đỏ, phông chữ vàng rất dễ hầm lẫn với hộ chiếu Anh, thế nhưng, cuốn hộ chiếu này chỉ cấp cho các quan chức và ngoại giao của quân sự có chủ quyền Malta (SMOM).
Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta là một dòng tu Công giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới và được đánh giá là lực lượng hào hiệp và thượng võ.
Sử sách ghi lại cho thấy, dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta được Đức giáo hoàng Paschal công nhận vào năm 1113, đồng thời là một trong những tổ chức lâu đời nhất của Kito Giáo.
Dòng Chiến sĩ Malta có quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia, quan hệ chính thức với 6 đất nước và liên minh châu Âu. Ngoài cuốn hộ chiếu này, “quyền lực” và sự ảnh hưởng của dòng hiệp sĩ Malta còn thể hiện qua tem, biển số xe, tiền xu.
Hiện Dòng Malta hoạt động như tổ chức từ thiện, cung cấp và viện trợ y tế, có quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia nhưng không kiểm soát vùng lãnh thổ nào. Họ được xem là các quan sát viên thường trực của Liên hợp quốc và thường xuất hiện ở những khu vực có xung đột vũ trang, thiên tai.
Họ có hơn 13.500 hiệp sĩ và giáo sĩ cùng 80.000 tình nguyện viên, 25.000 nhân viên trên khắp thế giới. Do đó, việc được sở hữu một trong 500 cuốn hộ chiếu là vô cùng hiếm hoi và ai cũng mơ ước. Hiệu lực của cuốn hộ chiếu này kéo dài 4 năm, tương đương với nhiệm kỳ làm việc của người sở hữu. Những người có cuốn hộ chiếu này, họ còn có thêm một hộ chiếu khác. Đó là hộ chiếu quốc gia nơi họ là công dân.
Minh An (T.H)